Chi phí cơ hội là gì? Làm sao để tính chi phí cơ hội chính xác?

Trong cuộc sống cũng như trong quá trình kinh doanh, mỗi chúng ta luôn phải đối đấu với rất nhiều lựa chọn khác nhau. Khi đứng trước nhiều lựa chọn như vậy, chúng ta cần xem xét tới chi phí cơ hội của mỗi một lựa chọn có thể mang lại. Nhờ đó có thể đưa ra cho mình những lựa chọn đúng đắn nhất trong đầu tư. Vậy chi phí cơ hội là gì? Cách tính toán chi phí cơ hội như thế nào cho hiệu quả. Hãy cùng tìm lời giải đáp về chi phí cơ hội trong bài viết sau đây nhé!

Chi phí cơ hội là gì

chi-phi-co-hoi-la-gi
Chi phí cơ hội là gì

Khái niệm về chi phí cơ hội

Trong hoạt động kinh tế, kinh doanh chi phí cơ hội một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến. Chi phí cơ hội chính là một phần chi phí, lợi ích bị mất đi do quá trình không có sự lựa chọn thay thế nào tốt nhất ở làn tiếp theo. Nó là một thuật ngữ được xây dựng dựa trên sự khan hiếm về các nguồn lực. Vậy nên, nó bắt buộc chúng ta sẽ phải đưa ra một lựa chọn. Đó là quá trình đánh đổi bỏ lợi ích của phương án này để chọn lựa phương án khác.

Chi phí cơ hội có vai trò rất quan trọng trong kinh tế học. Nó là một cơ sở chính xác để đánh giá về chi phí thực tế trong bất kỳ một hoạt động nào. Trong các trường hợp không có chi phí kế toán hay các chi phí bằng tiền không rõ ràng thì nó sẽ gây sự ảo tưởng về chi phí cơ hội lúc này bằng 0. Khi các chi phí cơ hội không nhìn thấy được thì nó sẽ trở thành các chi phí ẩn của hoạt động đang xảy ra đó.

Nói cách khác, chi phí cơ hội là một khoản chi phí bỏ ra để có thể sử dụng nguồn lực khan hiếm khác vào mục đích sản xuất hàng hóa, hay xây dựng dịch vụ. Nó chính là chi phí của cơ hội kia đã bị bỏ lỡ để chọn cơ hội này.

Các khái niệm liên quan

Trong khái niệm về chi phí cơ hội chúng ta có nhắc tới nguồn lực và chi phí. Vậy thực chất 2 khái niệm này là gì? Chúng ta sẽ cùng tiếp tục tìm hiểu trong bài viết này.

Nguồn lực là gì?

Nguồn lực – Resource, nó bao gồm tất cả các yếu tố được sử dụng vào quá trình sản xuất ra mọi thứ như: Hàng hóa, dịch vụ, mày mó, thiết bị, công nghệ,…Trong quá trình sản xuất không phải lúc nào chúng ta cũng có đủ các nguồn lực cần thiết. Vậy nên, khi thuật ngữ nguồn lực khan hiếm ra đời, nó ảm chỉ về những nguồn lực mà chúng ta không dễ dàng có được cho quá trình sản xuất. Hay đó chính là các yếu tố sản xuất khan hiếm.

Chi phí là gì?

Chi phí – Cost nó chính là các nguồn hao phí cần thiết cho doanh nghiệp để có thể đạt được các mục tiêu cụ thể cho quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí nó bao gồm rất nhiều các nguồn chi phí khác nhau. Theo kế toán thì chi phí nó sẽ bao gồm: Chi chí sản xuất, chi phí nguyên vật liệu., chi phí thuê nhà xưởng, chi phí hao mòn,…

Quy luật chi phí tăng dần

Quy luật luật chi phí tăng dần chính là việc các cá nhân hay các tổ chức, doanh nghiệp dồn nhiều nguồn lực khan hiếm vào quá trình sản xuất, để có thể duy trì hoạt động. Và bây giờ chi phí cơ hội tăng theo nguồn lực mà các đơn vị thêm vào để duy trì quá trình sản xuất. Hay hiểu cách khác, khi một xã hội muốn hướng tới sự cân bằng hàng hóa nó sẽ cần sự hy sinh của một vài thứ.

Cách tính chi phí cơ hội là gì?

sau khi hiểu về khái niệm của chi phí cơ hội thì tiếp theo bạn cần hiểu và biết cách tính để có thể xác định được chi phí cơ hội. Công thức tính chi phí cơ hội sẽ là một phép trừ rất đơn giản, cụ thể là:

OC = FO – CO

Trong đó:

  • OC (Opportunity cost): Là một yếu tố đại diện cho chi phí cơ hội Đại diện cho chi phí cơ hội
  • FO (Return on best foregone option): Là đại lượng cho biết mức lợi nhuận tối ưu nhất của lựa chọn tốt nhất
  • CO (Return on chosen option): Đại lượng cho biết về lợi nhuận của lựa chọn được lựa chọn sử dụng

Để dễ hiểu hơn các bạn có thể liên hệ với các và theo dõi các ví dụ sau đây:

Ví dụ 1: Bạn là một đơn vị kinh doanh phần mềm. Và trong năm 2020 bạn thu được mức lợi nhuận là 3000$. Bây giờ nếu bạn làm việc cho công ty phần mềm thì bạn có mức lương là 8000$. Nhưng nếu bạn lựa chọn tiếp tục kinh doanh công ty phần mềm thì chi phí cơ hội của bạn sẽ là: OC = 8000$ – 3000$= 5000$

Vậy lúc này chi phí cơ hội cho việc bạn đánh đổi kinh doanh công ty phần mềm của mình mà không làm việc tại một công ty phần mềm khác sẽ là: 5000$

Ví dụ 2: Giả sử bây giờ bạn đang có tiền là muốn cho 2 doanh nghiệp vay 20 tỷ động để lấy tiền lời, tiền lãi. Nó sẽ xuất hiện 2 trường hợp. Nếu bạn có doanh nghiệm A vay thì trong 3 năm bạn sẽ nhận được 2 tỷ tiền lời. Trường hợp 2 bạn cho doanh nghiệp B vay thì bạn sẽ nhận được tiền lời là 2.2 tỷ và đáo hạn hàng năm. Bởi vì điều kiện về nguồn lực của mình có hạn thì bạn chỉ có thể cho 1 doanh nghiệp vay. Nếu trường hợp bạn lựa chọn cho doanh nghiệp A vay thì:

Chi phí cơ hội cho khoản vay này mà bạn đánh đổi cho doanh nghiệp A thay vì doanh nghiệp B sẽ là: 2 tỷ 2 – 2 tỷ = 200 triệu đồng

Ưu điểm và nhược điểm của chi phí cơ hội là gì?

Cũng giống như tất cả các vấn đề khác, nó đều mang cho mình các ưu điểm, những hạn chế riêng mình. Và trong chi phí cơ hội cũng vậy, nó cũng mang trong mình những ưu điểm riêng và những hạn chế riêng.

chi-phi-co-hoi
Ưu điểm và nhược điểm của chi phí cơ hội là gì?

Ưu điểm của chi phí cơ hội

Trong các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nó sẽ mang trong mình 2 ưu điểm nổi bật. đó chính là:

Cân nhắc về cơ hội của các phương án khác nhau

Chi phí cơ hội là một cách giúp chúng ta cân nhắc và đặt lên cán cân so sánh lới ích của 2 phường án khác nhau. khi bạn lựa chọn phương án này thay cho phương án kia thì bạn sẽ phải bỏ đi những lợi ích gì ở phương án mà mình không lựa chọn.

khi bạn nhận thức được về chi phí cơ hội bạn sẽ có đưa ra được cho mình những quyết đin thật đúng đắn. Bạn có thể đưa ra cho mình được những quyết định sáng suốt hơn về kinh tế. Đặc biệt là trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

So sánh được giá tương đối

Khi bạn tính toán và xác định chi phí cơ hội thì bạn sẽ có thể so sánh được giá trị tương đối của 2 phương án. Đồng thời bạn có thể biết được giá trị lợi ích của từng phương án khác nhau. Và từ đó có thể đưa ra lựa chọn phương án tốt nhất, phù hợp nhất. Bạn sẽ có thể so sánh được tổng giá trị lợi ích của các phương án từ đó lựa chọn phương án nào sẽ là phương án phù hợp và tốt nhất cho bản thân bạn.

Đặc biệt, đó là các trường hợp mua trang thiết bị, hay các quyết định đầu tư, tái đầu tư của một doanh nghiệp. Tính toán lợi nhuận và chi phí cơ hội sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định tốt nhất cho doanh nghiệp mình.

Nhược điểm của chi phí cơ hội

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì chi phí cơ hội vẫn còn tồn tại trong mình những hạn chế nhất định. Những hạn chế đó là:

Tốn thời gian

Để tính toán được chi phí cơ hội chúng ta cần có thể gian để cân nhắc các vấn đề và đưa ra tính toán. Dù bạn có thể đưa ra được các quyết định tốt hơn cho doanh nghiệp của mình tuy nhiên doanh nghiệp của bạn lại cần tiêu tốn thời gian để cân nhác, so sánh các lựa chọn.

Thiếu tính kế toán

Chi phí cơ hội nó là những dự tính những định lượng ở tương lai. Vậy nên các công ty doanh nghiệp rất khó để xác định các định lượng trên. Bên cạnh đó, chi phí cơ hội nó không được đưa vào tài khoản của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà những tính toán chi phí cơ hội khá khó trong quá trình tính toán và xác định nó.

Sự khác biệt giữa chi phí chìm và chi phí cơ hội là gì?

Một trong các nhân tố ảnh hưởng tới các quyết định lựa chọn kinh doanh của một doanh nghiệp chính là chi phí cơ hội và chi phí chìm. Đó là những yêu tố tác động tới các quyết định đầu tư của các doanh nghiệp. Tuy chúng đều tác động tới các quyết định đầu tư nhưng chúng lại không hoàn toàn giống nhau về mặt bản chất.

chi-phi-co-hoi-chi-phi-chim
Sự khác biệt giữa chi phí chìm và chi phí cơ hội là gì?

Chi phí cơ hội

  • Về mặt bản chất: Chi phí cơ hội nó không phải là khoản chi phí thực tế. Nó chính là cơ hội dã bị bỏ rơi khi các cá nhân tổ chức lựa chọn phương án này thay vì lựa chọn phương án kia.
  • Tác động đến quyết định đầu tư: Bất cứ khi nào một quyết định đầu tư của doanh nghiệp được đưa ra nó sẽ luôn tính tới chi phí cơ hội.

Chi phí chìm

  • Về mặt bản chất: Đây là một khoản chi phí thực tế các doanh nghiệp, cá nhân đã chi ra. Nhưng các khoản chi phí này không thể thu hôi dù cho họ lựa chọn phương án này hay phương án kia.
  • Tác động đến quyết định đầu tư: Các quyết định của một các nhân hay doanh nghiệp thì chi phí chìm sẽ luôn bị loại ra. Vì đây là một chi phí không thể thu hồi được.

Lời Kết

Trên đây là bài viết mà Đầu Tư Đúng Cách  cung cấp chi tiết các thông tin về Chi phí cơ hội là gì? Làm sao để tính chi phí cơ hội chính xác?. Hy vọng rằng, qua các kiến thức trên đây về chi phí cơ hội. Các doanh nghiệp, các cá nhân, các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về chi phí cơ hội. Đồng thời có thể áp dụng nó thật tốt và tận dụng triệt để các cơ hội đầu tư.

Rate this post

Viết một bình luận