Hệ số khả năng thanh toán là gì? Những ý nghĩa của hệ số khả năng thanh toán?

Với một nhà đầu tư, một nhà tài chính có rất nhiều khái niệm, rất nhiều vấn đề cần quan tâm. Những thông tin, dữ hiệu giúp các nhà đầu tư hiểu về doanh nghiệp, nắm rõ các thông tin cần thiết trước khi đưa ra các quyết định đầu tư. Một trong số rất nhiều thông tin quan trọng mà các nhà đầu tư cần để ý là hệ số khả năng thanh toán. Tuy nhiên, rất nhiều nhà đầu tư còn thắc mắc và chưa hiểu rõ về hệ số khả năng thanh toán là gì. Cách tính hệ số này như thế nào, nó có ý nghĩa gì?…. Trong bài viết này Đầu Tư Đúng Cách sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn chi tiết hơn về hệ số khả năng thanh toán.

Hệ số khả năng thanh toán là gì?

Hệ số khả năng thanh toán một số số rất quan trọng và thường thấy đối với những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Nội dung dưới đây chúng tối sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về định nghĩa, tính chất của hệ số khả năng thanh toán. Hãy cùng theo dõi bài viết thôi nào!

he-so-kha-nang-thanh-toan
Hệ số khả năng thanh toán là gì?

Có thể bạn quan tâm: Thanh khoản là gì? Tính thanh khoản trong tài chính từ A – Z

Khái niệm về hệ số khả năng thanh toán là gì?

Hệ số khả năng thanh toán còn được gọi với rất nhiều các tên khác như: Khả năng thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán tức thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khử axit,…

Hệ số khả năng thanh toán là một chỉ số tài chính được dùng làm thước đo với mục đích xác định tiềm lực thanh toán, khả năng chi trả nợ. Nói chính xác hơn đó là khả năng về tiềm lực tài chính của một doanh nghiệp. Xác định hệ số này khả năng thanh toán này giúp cho các nhà đầu tư xác định được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Quá trình hoạt động doanh nghiệp việc chuyển hóa từ các tài sản ngắn hạn thanh tiền mặt nhưng nó sẽ không làm ảnh hưởng và hao hụt tới lượng hàng tồn kho. Và đây là một hệ số nói lên và có sự phản ánh chính xác năng lực tài chính của các doanh nghiệp.

Nói cách khác, hệ số khả năng thanh toán nó còn có khả năng nói lên khả năng huy động nguồn tài sản lưu động của các doanh nghiệp. Khả năng huy động tốt thì doanh nghiệp đó sẽ có khản năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất của các doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán có tính chất gì?

Hệ số khả năng thanh toán là một hệ số được tính bằng thương số giữa tài sản lưu động và tổng nợ ngắn hạn. Đây là một công thức không tồn tại ở trong đó là yếu tố hàng tồn kho. Và đây là một công thức được giới đầu tư tài chính sử dụng rất nhiều.

Hàng tồn kho là một loại hàng hóa có khả năng chuyển đổi sang tiền mặt khá chậm, hay chính là khả năng thanh toán kém. Cũng chính vì vậy mà, trong công thức tính hệ số khả năng thanh toán không hề tồn tại yếu tố hàng tồn kho.

kha-nang-thanh-toan-cua-doanh-nghiep-la-gi
Công thức tính hệ số khả năng thanh toán

Công thức tính hệ số khả năng thanh toán là gì?

Hệ số khả năng thanh toán là một công thức được tính bằng cách lấy tổng tài sản có tính thanh khoản cao nhất nó bao gồm: Tiền mặt, các khả đầu tư ngắn hạn, những khoản phải thu,… Sau đó lấy tổng số này chia cho tổng nợ ngắn hạn. Từ đó chúng ta đã có tính toán được chính xác về hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn.

Tỷ số thanh khoản = (giá trị tài sản lưu động – giá trị hàng tồn kho)/ giá trị nợ ngắn hạn.

Theo đánh giá của các nhà tài chính hàng đầu hiện nay thì hệ số khả năng thanh toán là một hệ số có tính khắt khe nhiều hơn khi so với hệ số thanh toán hiện thời. Vậy nên trong công thức chúng ta mới phải loại trừ đi yếu tố hàng tồn kho.

Ý nghĩa của hệ số khả năng thanh toán là gì?

Như đã nói ở trên, hệ số khả năng thanh toán là một thước đo quan trọng giúp cho các nhà đầu tư hiểu rõ về khả năng tài chính của một doanh nghiệp. Khi một công ty có hệ số khả năng thanh toán càng lớn nó càng cho thấy doanh nghiệp đó có khả năng thanh toán nợ cao. Nhưng nếu hệ số khả năng thanh toán thấp thì nó nói lên sự yếu kém của doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

he-so-thanh-toan-cua-doanh-nghiep
Ý nghĩa của hệ số khả năng thanh toán là gì?

Một hệ số thanh toán tốt hay xấu làm sao để nhận biết được. Các bạn có thể căn cứ vào 3 trường hợp dưới đây để nhận định hệ số khả năng thanh toán. –

Trường hợp 1: Hệ số khả năng thanh toán > 1

Khi một doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán lớn hơn 1 nó thể hiện rằng doanh nghiệp đó có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn rất tốt. Khi hệ số này lớn hơn 1 thì các nhà đầu tư hãy yên tâm và không còn lo lắng về khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp đó nữa nhé.

Dựa vào hệ số này các nhà đầu tư cũng có thể đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh cửa doanh nghiệp đó. Nó còn thể hiện khả năng và tiềm lực tài chính của công ty đó đang ở mức như thế nào.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng cần lưu ý một điều: Là khi hệ số thanh toán càng cao nó sẽ đồng nghĩa với việc vốn và tiền sẽ ngang nhau và nó khá lớn. Đây cũng là một dấu hiệu nhận định rằng tình trạng xoay vòng vốn lưu động của một doanh nghiệp ở mức thấp. Một dấu hiệu co thấy doanh nghiệp đó sử dụng vốn không hiệu quả.Các nhà đầu tư cần lưu ý điều này nhé.

Trường hợp 2: Hệ số khả năng thanh toán < 1

Một trường hợp mà các nhà đầu tư cũng cần quan tâm đó là khi hệ số khả năng thanh toán nhỏ hơn 1. Và khi hệ số khả năng thanh toán nhỏ hơn 1 nó cho thấy rằng doanh nghiệp đó đang rất yếu và khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Đó cũng là điều thể hiện rằng doanh nghiệp đó đang gặp khó khăn và không thể nhanh chóng thanh toán các khoản nợ.

Khi một doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nhỏ hơn hệ số thanh toán hiện tại thì các doanh nghiệp đó sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào hàng tồn kho. Và đi kèm với nó là doanh nghiệp đó sẽ không thể thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn.

Có rất nhiều trường hợp khi một doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nhỏ hơn 1 nõ cũng thể hiện việc doanh nghiệp đó đang đứng trước nguy cơ phá sản. Vậy nên khi tính toán hệ số thanh toán của một doanh nghiệp các bạn cần lưu ý và chú ý tới hệ số này.

Trường hợp 3: Hệ số khả năng thanh toán = 1

Khi tính toán hệ số khả năng thanh toán thì đây là kết quả tốt nhất mà một doanh nghiệp nên có. Nó cho thấy rằng doanh nghiệp này hoạt động rất tốt với khả năng của mình.

Hệ số thanh toán nhanh = 1 nó cho thấy rằng đây là một doanh nghiệp vừa thanh toán được các khoản nợ một cách nhanh chóng. Những doanh nghiệp đó hoạt động cũng không hề bỏ qua hay làm vụt mất các cơ hội làm ăn, những cớ hội có thẻ bị tác động bởi khả năng thanh toán nợ.

he-so-kha-nang-thanh-toan-nhanh
Những lưu ý về hệ số khả năng thanh toán

Những điều cần lưu ý về hệ số khả năng thanh toán

Sau khi đã hiểu và nắm vững vệ hệ số khả năng thanh toán. Một con số nói lên rất nhiều điều và giúp bạn hiểu và nắm rõ hơn về một doanh nghiệp. Để hiểu hơn về con số này thì bạn cần lưu ý một số điều dưới đây.

Là sự thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp bằng tiền mặt

Hệ số khả năng thanh toán là một hệ số không thể hiện khả năng thanh toán bằng việc không sử dụng tiền mặt. Khả năng thanh toán ở đây chính là việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Và tất nhiên, ở đây chúng ta không xét tới trường hợp thanh toán bằng hàng hóa.

Nó là việc một doanh nghiệp sẽ sử dụng một lượng hàng hóa đang có nhu cầu cao trên thị trường. Nó thể hiện rằng hàng hóa đó có thể bán được ngay tức thì hoặc quá trình xuất hàng đối lưu. Vì vậy, mà rất nhiều nhận định cho rằng đây là một thước đo khá cứng vì sự loại trừ các giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp đó.

Vì đây là một điều khá sai sót khi công ty, doanh nghiệp đó có lượng hàng hóa tồn kho lớn và có thể bán ra bất cứ lúc nào. Nhưng mà hiện tại doanh nghiệp đó lại không có nhiều tiền mặt hay các khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp lại không có.

Đó cũng là nguyên nhân không thể hiện hết được doanh nghiệp, doanh nghiệp đó có thể sẽ không có nhiều tiền.

chúng ta có thể hiểu rằng đó chính là khi doanh nghiệp đó được kết luận là một doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nhưng thực thế thì doanh nghiệp không có các khoản đầu tư ngắn hạn, nhưng trong doanh nghiệp lại đó lại có lượng hàng hóa tồn kho lớn. Vậy là nó đã được kết luận là không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Cần kết hợp nhiều các hệ số thanh toán khác nhau để có kết quả chính xác và hợp lý nhất

Để có được một hệ số thanh toán hợp lý nhất thì các bạn cần biết kết hợp các hệ số thanh toán với nhau. Bên cạnh đó, cần có sự kết hợp so sánh giữa các hệ số thanh toán giữa nhiều năm khác nhau để biết được chính xác nhất. Từ những tính toán đó chúng ta sẽ nhận định được xu hướng thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý chính xác thật hợp lý.

Lời Kết

Trên đây là các thông tin chúng tôi cung cấp tới các bạn đọc về hệ số khả năng thanh toán là gì. Bên cạnh đó, là các công thức, ý nghĩa, những lưu ý về hệ số khả năng thanh toán đối với lĩnh vực tài chính. Trên đây là những thông tin hữu ích và cần thiết trong quá trình đầu tư của các nhà đầu tư. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình đầu tư.

Rate this post

Viết một bình luận