Kinh tế vĩ mô là gì? nó tác động vào thị trường chứng khoán như thế nào

Kinh tế học vĩ mô, nghiên cứu hành vi của một nền kinh tế quốc gia hoặc khu vực nói chung. Nó liên quan đến việc tìm hiểu các sự kiện trong toàn bộ nền kinh tế như tổng lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất, mức độ thất nghiệp và hành vi chung của giá cả.

Không giống như kinh tế học vi mô, nghiên cứu cách các tác nhân kinh tế riêng lẻ, chẳng hạn như người tiêu dùng và doanh nghiệp, đưa ra quyết định – kinh tế học vĩ mô tự quan tâm đến kết quả tổng hợp của những quyết định đó. Vì lý do đó, ngoài việc sử dụng các công cụ của kinh tế vi mô, chẳng hạn như phân tích cung cầu, các nhà kinh tế vĩ mô còn sử dụng các thước đo tổng hợp như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ thất nghiệp và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để nghiên cứu hậu quả quy mô lớn của các quyết định ở cấp vi mô.

Tìm hiểu kinh tế vĩ mô là gì?

Nghĩa tiếng Anh của kinh tế vĩ mô được gọi là Macro economics. Đây là bộ môn khoa học thường xuyên nghiên cứu và phân tích cùng với việc lựa chọn các vấn đề kinh tế của toàn bộ quốc gia.

Kinh tế vi mô nghiên cứu những hành vi kinh tế. Nghiên cứu các chủ thể kinh tế, như công ty, các doanh nghiệp, hộ gia đình… trên một thị trường cụ thể nào. Kinh tế học vĩ mô hiện chủ yếu nghiên cứu sự tương tác của các khía cạnh của nền kinh tế một quốc gia như: tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, tổng thu nhập quốc dân….. Từ những nghiên cứu này, các cơ quan chức năng sẽ kịp thời đưa ra những chiến lược phù hợp để phát triển nền kinh tế đi lên

Hiểu một cách đơn giản nhất, kinh tế vĩ mô là một lĩnh vực tổng quát nghiên cứu có hai khu vực điển hình gồm:

  • Nghiên cứu hậu quả và nguyên nhân của biến động ngắn của nguồn thu nhập quốc gia (hay gọi là chu kỳ kinh tế).
  • Nghiên cứu những yếu tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế bền vững của một quốc gia.

Theo các nguồn thông tin, thì kinh tế vĩ mô có bắt nguồn từ các học thuyết trong nền kinh tế chính trị. Kinh tế vĩ mô thừa kế lại hệ thống các tri thức của bộ môn kinh tế chính trị. Kinh tế vĩ mô được hình thành từ các nỗ lực tách biệt luận điểm chính trị ra khỏi nó.

Các nhà nghiên cứu về kinh tế vĩ mô sẽ phát triển những mô hình để lý giải. Ví dụ như sản lượng, tiêu dùng, lạm phát, thu nhập quốc gia, buôn bán,… Những mô hình kể trên là những dự đoán cho chính phủ và những tập đoàn lớn. Nhờ đó giúp họ tăng cơ hội phát triển rồi từ đó đưa ra các chiến lược cho quản trị.

Mục tiêu nghiên cứu của lĩnh vực kinh tế vĩ mô.

Kinh tế học vĩ mô chủ yếu nghiên cứu các vấn đề tổng quan của nền kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng cung, tổng cầu, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, tác động của nền thương mại quốc tế tới chính sách phát triển của các quốc gia….. Trong đó:

  • Mục tiêu nghiên cứu của ngành là giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố nhất định. Như: lạm phát, sản lượng tiêu dùng, tỷ lệ thất nghiệp, tài chính quốc gia … với bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế. Từ những nghiên cứu đó giúp đưa ra những chiến lược mới nhất trong hoạt động quản trị doanh nghiệp hiện nay.
  • Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tổng sản phẩm, việc làm, lạm phát, vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ,… Các lý luận cơ bản cho kinh tế học như cung, cầu, giá cả, thị trường. Các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng. Nghiên cứu các lý luận về trao đổi, phúc lợi kinh tế. Nghiên cứu các lý luận về những thất bại thị trường;….
  • Phương pháp nghiên cứu của kinh tế vĩ mô: Sử dụng và áp dụng tích cực phương pháp mô hình hóa. Sử dụng phương pháp mô hình hoá. Vận dụng sử dụng phương pháp so sánh tĩnh. Sử dụng phương pháp phân tích cận biên một cách thành thạo… Hầu như mỗi một hiện tượng kinh tế vĩ mô khác nhau lại được mô tả bằng một mô hình riêng đi kèm với những giả thiết riêng.

So sánh sự khác nhau giữa kinh tế vi mô kinh tế vĩ mô.

Tổng sản phẩm quốc hội.

Kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô tuy khác biệt nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo các chuyên gia, kết quả của kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào từng hành vi của kinh tế vi mô. Một nền kinh tế của quốc gia muốn phát triển phải phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp. Và các hành vi của các doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp của kinh tế vĩ mô. Tuy như thế nhưng đây là hai phạm trù kinh tế khác nhau hoàn toàn.

Mặc dù vi mô và vĩ mô đều có đối tượng nghiên cứu khác nhau. Nhưng chúng đều có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau như:

  • Kết quả nghiên cứu của kinh tế vĩ mô sẽ phụ thuộc vào các hoạt động kinh doanh của các chủ thể vi mô. Kết quả tổng thể về nền kinh tế của một quốc gia nào đó sẽ phải phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của các chủ thể vi mô. Mà cụ thể ở đây là những doanh nghiệp, hộ kinh doanh…
  • Những chính sách của kinh tế vĩ mô là gì và sẽ tạo dựng được hành lang. Trong môi trường cho các doanh nghiệp cụ thể của từng ngành nghề phát triển.

Vì vậy, ta có thể thấy hai nền kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có mối quan hệ rất chặt chẽ mật thiết với nhau. Nền kinh tế của một quốc gia sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Ngược lại, những hoạt động sản xuất; phân phối dịch vụ của các doanh nghiệp đều cần phải dựa vào những quy định vĩ mô đến từ chính phủ, các cơ quan chức năng.

Sự ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán là gì?

GDP – tổng sản phẩm quốc hội là một trong những chỉ số quan trọng nhất của nền kinh tế vĩ mô. Có 3 cách tính GDP: Phương pháp chi tiêu, phương pháp thu nhập, và phương pháp tính giá trị gia tăng. Trong các phương pháp trên, phổ biến nhất là phương pháp chi tiêu.

Tác động của GDP tới thị trường chứng khoán như sau:

  • Khi GDP quốc gia tăng trưởng sẽ tác động tích cực tới thị trường chứng khoán cả về lượng và chất.
  • Nền kinh tế phát triển tốt, do đó thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp. Nguồn từ nước ngoài FDI và vốn gián tiếp FII. Thị trường sẽ trở nên minh bạch và chuyên nghiệp hơn khi có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia.
  • Cổ phiếu lên giá và sàn cổ phiếu ngập tràn sắc xanh tích cực. Do sự tăng trưởng kinh tế chung thể hiện sự ổn định của thị trường chứng khoán.
  • Nền kinh tế tăng trưởng tạo ra nhu cầu cho nhiều loại dịch vụ tài chính khác nhau. Từ đó, các công ty sẽ có nhiều cơ hội vay vốn và tìm kiếm cơ hội thu hút đầu tư. Đứng trước cơ hội lên sàn.
thị trường chứng khoán chiu tác động của GDP
thị trường chứng khoán chiu tác động của GDP

Chỉ số giá tiêu dùng- CPI.

Những ảnh hưởng của CPI tới Thị Trường Chứng Khoán:

  • Việc phải tăng chi phí đầu vào gắn với việc CPI tăng. Điều này dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp có phần giảm. BTTC không được khả quan. Như vậy, sức hút với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán sẽ giảm.
  • Áp lực buộc nhà nước phải thực hiện chính sách tín dụng do CPI tăng. Dẫn đến làm tăng thắt chặt khiến các nhà đầu tư chứng khoán cấp nguồn tín dụng sẽ khó khăn hơn. Từ đó làm giảm đầu tư vào thị trường chứng khoán.
  • CPI tăng làm kéo theo việc tăng lãi suất ngân hàng. Điều đó khiến lãi suất trở nên hấp dẫn hơn. Từ đó cơ hội đầu tư chứng khoán khiến thu hẹp dòng đầu tư trên thị trường.
  • CPI tăng có thể gây ra hai tác dụng trái chiều khác nhau. Đó là tăng bán ra các chứng khoán ”xấu” để rút khỏi thị trường. Còn lại là tăng mua vào chứng khoán “tốt” để ẩn nấp lạm phát.

Tỷ lệ Lạm phát

  • Thông qua thị trường hàng hóa, lạm phát có hưởng gián tiếp tới thị trường chứng khoán. Chi phí của doanh nghiệp sẽ bị đẩy lên cao do lạm phát tăng. Điều đó có nghĩa rằng giá thành của hàng hóa theo đó mà tăng lên. Nhưng nhu cầu hàng hóa sẽ giảm xuống vì giá tăng lên. Từ đó dẫn đến doanh thu của hàng hóa giảm xuống theo đó. Doanh nghiệp không còn hấp dẫn đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
  • Lạm phát cao cũng là dấu hiệu của một nền kinh tế bất ổn. Khi lạm phát, làm cho người dân hoặc nhà đầu tư mất niềm tin vào nền kinh tế. Từ đó, tâm lý bầy đàn xuất hiện. Sự kéo rút vốn ồ ạt trên thị trường chứng khoán cũng bị theo việc .
Lạm phát ảnh hưởng xấu đến thị trường chứng khoán
Lạm phát ảnh hưởng xấu đến thị trường chứng khoán

Cung ứng tiền tệ

Cung ứng tiền tệ được gọi tắt là cung tiền. Cung tiền chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm. Điều đó đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền trong nền kinh tế.

Có thể bạn quan tâm : Bitcoin đồng tiền điện tử trong tương lai

Có một sự gia tăng trong tiêu dùng hàng hóa nếu lượng cung tiền mở rộng sẽ dẫn đến làm gia tăng việc sử dụng các tài sản tài chính. Một trong số đó là chứng khoán. Khi lượng cung tiền tăng nhanh, thanh khoản vượt trội sẽ ảnh hưởng đến Thị Trường Chứng Khoán khá mạnh. Bởi vì do tác động của chính sách tiền tệ tương đối nhanh và trực tiếp. Chính sách mở rộng tiền tệ sẽ làm giảm lãi suất của nền kinh tế. Từ đó làm giảm lãi suất chiết khấu của chứng khoán. Dẫn đến làm tăng giá kỳ vọng và tăng thu nhập.

Ngoài ra, thanh khoản là một sự gia tăng trong cung tiền tệ. Làm gia tăng tín dụng cho nhà đầu tư cổ phiếu dẫn đến giá các chứng khoán cao hơn. Có nghĩa là cung tiền tăng lên sẽ dẫn đến sự phát triển và tăng trưởng ổn định hơn cho Thị Trường Chứng Khoán.

Lời Kết

Như vậy Trên đây Đầu Tư Đúng Cáchnhững yếu tố vĩ mô có nhằm ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, qua bài viết trên chúng ta đã tìm hiểu về kinh tế vĩ mô. Biết được các thông tin cần thiết và ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán. Nếu thắc mắc gì, hãy để lại dưới phần bình luận. Chúng tôi sẽ giải đáp một cách nhanh nhất nhé!

Rate this post

Viết một bình luận