OTC là gì? Có nên đầu tư vào sàn OTC hay không

Bạn là người chơi mới chân ướt chân ráo bước vào thị trường chứng khoán. Bạn đã nghe đến rất nhiều cụm từ thị trường phi tập trung hay thị trường OTC. Vậy OTC là gì? Theo dõi ngay bài viết sau đây để tìm hiểu những thông tin quan trọng về OTC để đưa ra quyết định có nên đầu tư vào sàn OTC hay không nhé.

OTC là gì?

OTC là viết tắt của từ tiếng Anh Over the Country Market. Đây là một thị trường mua bán chứng khoán phi tập trung, không dựa trên các sàn giao dịch như HNX, HOSE. OTC còn được gọi với cái tên khác như thị trường chứng khoán tự do, thị trường phi tập trung, thị trường báo giá điện tử, thị trường mạng.

Thị trường OTC sẽ hoạt động dựa theo cơ chế đó là không dựa vào một sàn giao dịch cố định. Mà ở bên mua và bên bán sẽ tự thỏa thuận giá cả và số lượng mua với nhau thông qua mạng lưới nhà môi giới, hội nhóm, diễn đàn…

Mặc dù không có địa điểm giao dịch tập trung giữa bên mua và bên bán nhưng thị trường OTC vẫn hoạt động rất sôi động. Bởi thị trường OTC mang lại lợi nhuận cao hơn, thế nhưng đi kèm với lợi nhuận cao hơn cũng là những rủi ro lớn hơn.

Thị trường OTC có ưu và nhược điểm gì?

Thị trường OTC hoạt động rất nhộn nhịp và được nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi những ưu điểm mà nó mang lại. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì nó vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định.

Ưu điểm của thị trường OTC

  • Thị trường OTC sẽ giúp cho nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều hình thức đầu tư khác nhau. Để từ đó đưa ra sự lựa chọn tài sản đầu tư phù hợp. Tại thị trường OTC còn có đa dạng các tính năng tiện ích như: hợp đồng phái sinh, hợp đồng quyền chọn… để hỗ trợ việc đa dạng hóa các danh mục đầu tư.
  • Thị trường OTC có độ bảo mật cao, bảo mật nhiều lớp, giúp thông tin được an toàn tuyệt đối. Nhiều nhà môi giới còn được ủy quyền từ các tổ chức quản lý tài chính uy tín. Do đó, các nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm về độ bảo mật trên thị trường OTC.
  • Thông thường sàn giao dịch chứng khoán tập trung chỉ hoạt động từ thứ 2- thứ 6. Nhưng thị trường OTC hoạt động tất cả các ngày trong tuần và cuối tuần sẽ là khoảng thời gian sôi động nhất.
  • Sàn chứng giao dịch khoán tập trung chỉ cho phép nhà đầu tư mua cổ phiếu của những công ty đã niêm yết trên sàn, thế nhưng thị trường OTC thì làm được cả 2.
  • Quy trình mua bán diễn ra nhanh chóng do người mua và người bán tự thỏa thuận giá. Chỉ với vài thao tác đơn giản là giao dịch mua bán hoàn tất, nhà đầu tư có thể nhanh chóng rút tiền về tài khoản ngân hàng.

Nhược điểm của thị trường OTC

  • Sàn giao dịch OTC cần có một bên môi giới trung gian để có thể thực hiện giao dịch. Bên môi giới sẽ là người tạo nên sân chơi OTC nên họ sẽ thu phí giao dịch, mức phí này thường sẽ cao hơn so với sàn giao dịch tập trung.
  • Giá mua bán cổ phiếu trên thị trường OTC sẽ có sự biến động liên tục. Bởi giá sẽ là thỏa thuận của người mua và người bán chứ không phụ thuộc vào thị trường thực tế.

So sánh thị trường sở giao dịch và thị trường OTC

Theo dõi bảng so sánh dưới đây để thấy được những điểm khác biệt giữa thị trường sở giao dịch và thị trường OTC nhé:

Đặc điểm so sánh Thị trường sở giao dịch Thị trường OTC 
Hoạt động thị trường Thị trường sở giao dịch hoạt động dựa trên sự chi phối của luật chứng khoán Việt Nam. Thị trường OTC cũng hoạt động dựa trên sự chi phối của luật chứng khoán Việt Nam.
Địa điểm giao dịch Giao dịch tập trung tại sàn giao dịch. Không qua sàn mà thông qua các nền tảng số như diễn đàn, website, hội nhóm…
Giá cổ phiếu Được niêm yết trên sàn. Chỉ có một mức giá với 1 cổ phiếu ở cùng một thời điểm trên sàn giao dịch. Người mua và người bán tự thỏa thuận giá. Mức giá sẽ biến động theo nhu cầu của thị trường.
Mức độ rủi ro Rủi ro thấp hơn. Mức độ rủi ro cao hơn.
Tổ chức quản lý Được quản lý bởi Sở giao dịch. Cổ phiếu có mã lưu ký do Trung âm Lưu ý chứng khoán Việt Nam (VSD) quản lý. Cổ phiếu chưa có mã lưu ký thì sẽ do phòng quản lý cổ đông của công ty phát hành quản lý hoặc công ty chứng khoán giữ sổ cổ đông.
Thời gian thanh toán T+2 (tiền) và T+3 (chứng khoán). Thời gian thanh toán đa dạng và linh hoạt.

Các cách giao dịch trên sàn OTC

Hiện nay có 2 cách chính để giao dịch trên sàn OTC, đó là:

  • Cách thứ nhất: Một công ty sẽ hoạt động là bên trung gian – nhà môi giới liên doanh để kết nối người mua và người bán. Khi đó nhà môi giới sẽ thu một khoản phí của các bên để thực hiện giao dịch.
  • Cách thứ hai: Một công ty thương mại OTC sẽ ủy nhiệm và hoạt động giống như đối tác trực tiếp và đồng thời chịu rủi ro giao dịch. Công ty này sẽ tính phí giao dịch cao hơn hoặc bằng với nhà môi giới liên doanh tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường và mức độ quản lý rủi ro.

Mặc dù xét về nguyên tắc thì điều này là tốt, thế nhưng giao dịch OTC đối với tiền mã hóa rất mơ hồ. Trên sàn giao dịch thì bạn có thể thấy được tất cả các lệnh mua và bán trong sổ lệnh. Nhưng khi giao dịch trên thị trường OTC, bạn không nhất thiết biết thị trường hiện tại như thế nào hoặc một nhà môi giới OTC đang lan truyền lớn đến mức nào. Giao dịch sàn OTC cung cấp tính ẩn danh và giá cả ổn định thế nhưng nó không hẳn là sẽ rẻ.

Nếu như bạn giao dịch OTC một cách mù quáng thì có thể bạn sẽ trắng tay. Hoặc nếu như bạn không biết cách chơi thì có thể nhà môi giới OTC sẽ lợi dụng bạn.

Những rủi ro có thể gặp khi giao dịch trên thị trường OTC

Giao dịch trên thị trường OTC có mức lợi nhuận cao nhưng theo đó là mức rủi ro cũng lớn hơn so với sàn giao dịch. Sau đây là một số rủi ro có thể gặp khi giao dịch trên thị trường OTC.

Rủi ro từ công ty phát hành

Rủi ro lớn nhất trên thị trường OTC đó là đến từ công ty phát hành cổ phiếu. Bởi khi giao dịch trên thị trường OTC sẽ không được quản lý bởi sàn giao dịch mà quản lý bởi trung tâm lưu ký chứng khoán hoặc công ty quản lý.

Rủi ro ở đây có thể là cổ phiếu của công ty phát hành có vấn đề, các vấn đề tài chính của công ty không công khai nên không biết nó hoạt động thế nào, công ty có hoạt động bất hợp pháp hay không. Do không được thẩm định và thiếu sự minh bạch nên khi giao dịch trên OTC rủi ro là rất lớn.

Rủi ro thị trường

Tất cả các cổ phiếu đều sẽ phải chịu rủi ro dù là tích cực hay tiêu cực trên thị trường. Thế nhưng ít nhất đối với các công ty lớn thì bạn có thể đưa ra dự đoán bằng cách liên tục cập nhật thông tin. Còn đối với cổ phiếu mua trên thị trường OTC thì bạn khó có thể nắm rõ được thông tin vì có rất ít thông tin được cập nhật.

Cơ hội tuyệt vời cho chứng khoán OTC là khi thị trường biến động mạnh. Bởi vì nó có thể đi lên trên cao nhưng nó cũng có thể sẽ biến mất hoàn toàn. Do đó, khi tham gia đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường OTC thì nhà đầu tư cần phải nghiên cứu và phân tích được rủi ro của nó, để đảm bảo được thông báo đầy đủ.

Rủi ro về thanh khoản

Trên sàn chứng khoán truyền thống, nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu khá nhanh và thanh khoản cũng rất cao do sàn đã kết nối với các đơn vị thanh khoản hoặc các nhà phát hành có nhu cầu mua lại cổ phiếu của họ. Thế nhưng đối với sàn OTC thì giao dịch sẽ được thực hiện thông qua trao đổi mua và bán, do đó nếu bạn muốn bán lại thì bạn cần phải tìm người mua. Bên cạnh đó là giá bán không rõ ràng, do đó bạn sẽ phải tự định giá khi cổ phiếu của công ty phát hành khủng hoảng.

Rủi ro về lừa đảo

Những mua bán trên thị trường OTC là hoàn toàn hợp pháp và tuân thủ pháp luật chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề rủi ro ở đây đó là từ các công ty phát hành cổ phiếu. Bởi đôi khi các công ty phát hành cổ phiếu là các công ty hoạt động bất hợp pháp, công ty ma nhưng phát hành cổ phiếu. Do đó khi các nhà đầu tư mua có thể sẽ bị mất hết tiền mà không được gì.

Lời Kết

Như vậy trên đây là tất cả những thông tin giải đáp cho những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán để hiểu được OTC là gì? Vậy câu hỏi đặt ra là có nên đầu tư vào sàn giao dịch OTC hay không? Câu trả lời của Đầu tư đúng cách là Có. Tuy nhiên, khi quyết định tham gia vào thị trường này thì nhà đầu tư phải thực sự cẩn thận, nghiên cứu và tìm kiếm nhà môi giới uy tín, được cấp phép hoạt động.

5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận