Phí giao dịch trên blockchain là gì? Tại sao phí giao dịch trên Blockchain lại cao?

Trước khi bạn thực hiện một giao dịch, để giao dịch của bạn có thể được xác nhận trên hệ thống mạng lưới Blockchain thì bạn sẽ được yêu cầu thanh toán một khoản phí giao dịch. Vậy làm thế nào để người dùng có thể tính được các khoản phí này? Những khoản phí này có thực sự quan trọng để thực hiện một giao dịch thành công hay không?

Trong bài viết này, Đầu Tư Đúng Cách sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phí giao dịch trên Blockchain, ý nghĩa của nó, cách sử dụng và bạn cần làm những gì để tránh chi tiêu quá nhiều vào khoản phí này.

Phí giao dịch Blockchain là gì?

Các khoản phí giao dịch trên Blockchain hay phí mạng là một khoản phí mà bạn cần phải trả để xử lý bất kỳ một giao dịch sử dụng công nghệ Blockchain.

Hay nói một cách dễ hiểu, phí Blockchain là một khoản phí giao dịch Cryptocurrence được tính cho người dùng khi thực hiện một giao dịch Crypto. Phí được thu để xử lý giao dịch mạng.

Những khoản phí này chủ yếu được tính khi bạn thực hiện một giao dịch trên các sàn giao dịch tiền điện tử. Bạn cần phải trả phí Blockchain để tiền điện tử của bạn có thể đến kịp thời.

Đây cũng là một trong những công cụ chính để tăng tốc thời gian xử lý các giao dịch tiền điện tử. Vì vậy, nếu phí càng thấp thì mức độ ưu tiên xử lý giao dịch của bạn càng thấp.

Phí Blockchain sẽ được tính bởi các bộ xử lý thanh toán, ví dụ như PayPal.

Tại sao phải có phí giao dịch Blockchain?

Từ lúc hệ thống Blockchain ra đời, phí giao dịch luôn là một phần thiết yếu và không thể thiếu đối với mạng lưới chuỗi khối.

Người dùng sẽ phải chi trả phí này khi bạn thực hiện một giao dịch bất kỳ trên một nền tảng dựa trên Blockchain như: gửi, nạp hoặc rút tiền tài sản kỹ thuật số.

Có hai lý do quan trọng nhất để phí giao dịch tiền điện tử tồn tại là:

  • Phí giao dịch sẽ làm giảm phần lớn lượng giao dịch bị spam trên hệ thống các mạng lưới Blockchain. Lý do là vì nó rất tốn kém để thực hiện đối với các cuộc tấn công Spam trên phạm vi rộng.
  • Ngoài ra, các khoản phí này được xem như một động lực chính dành cho những người khai thác tiền điện tử hoặc những người xác thực giao dịch. Vì đây đây sẽ là khoản thưởng dành cho họ trong việc hỗ trợ mạng Blockchain hoạt động.

Các loại phí Blockchain

Có nhiều loại phí khác nhau được tính bởi một nền tảng giao dịch dựa trên Blockchain. Ngoài việc được tính để xử lý các đơn đặt hàng cho người dùng, phí Blockchain còn được sử dụng để thưởng cho các thợ đào hoặc những người trực tiếp thực hiện xử lý những giao dịch đó.

Phí giao dịch Blockchain còn được sử dụng như một công cụ để hỗ trợ bảo mật cho mạng lưới Blockchain vì phí được sử dụng để xác nhận tính xác thực của các giao dịch.

Có thể chia phí Blockchain thành 3 loại khác nhau, đó là:

  • Phí trao đổi tiền điện tử: các khoản phí này là những khoản bạn sẽ cần chi trả khi thực hiện giao dịch trên các sàn giao dịch tiền điện tử.
  • Phí ví: bạn sẽ cần trả phí khi thực hiện giao dịch di chuyển tài sản kỹ thuật số từ ví này sang ví khác.
  • Phí mạng: đây là một khoản phí chính mà người dùng cần phải trả cho hệ thống mạng lưới Blockchain. Phí mạng sẽ được dùng để thưởng cho các những người khai thác (thợ đào) cho các dịch vụ mà họ cung cấp.

Phí Blockchain hoạt động như thế nào?

Các mạng Blockchain sẽ có các quy trình hoặc mô hình dành riêng cho các khoản phí cần phải trả khi thực hiện giao dịch.

Có thể nói, trong thời điểm viết bài, BitcoinEthereum là hai mạng Blockchain phổ biến nhất hiện nay.

  • Bitcoin là một mạng Blockchain đầu tiên đã và đang tiếp tục thống thị thị trường tiền điện tử.
  • Thế hệ tiếp theo đi sau là Ethereum, và nó đang phát triển một cách mạnh mẽ gần đây trong hệ sinh thái tiền điện tử.

Vậy làm thế nào để có thể biết được các khoản phí và cách hoạt động của chúng trên các mạng Blockchain khác nhau này? Các bạn hãy cũng mình tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!

Phí giao dịch trên các Blockchain phổ biến

Phí giao dịch hoạt động như thế nào trên mạng Bitcoin

Trong trường hợp của mạng lưới Blockchain Bitcoin, các khoản phí được tính khi các thợ đào hoặc những người xác thực giao dịch chọn bất kỳ một đơn đặt hàng và xác nhận nó.

Mỗi một đơn đặt hàng hoặc các giao dịch được xử lý qua hệ thống mạng lưới Blockchain đều được thêm vào một nhóm, gọi là Nhóm bộ nhớ – Mempool. Đây là nhóm chứa hầu hết các giao dịch đang được chờ để xử lý hoặc chưa được xác nhận trên hệ thống Blockchain.

Các thợ đào sẽ chọn bất kỳ một giao dịch nào đang được chờ để xử lý và sẽ thực hiện thêm giao dịch tương tự vào Block tiếp theo để xác nhận. Các nhà khai thác thực hiện quá trình này càng nhanh thì các giao dịch được thực hiện trên mạng lưới Bitcoin sẽ được xác nhận càng nhanh.

Đổi lại, những thợ đào sẽ nhận được phần thưởng được gọi là “phần thưởng khối”, những phần thưởng khối này sẽ được trả bằng các Bitcoin. Những thợ đào sẽ lấy một khoản nhất định dựa trên tỷ lệ phần trăm mà các nhà giao dịch trả làm phần thưởng để giúp họ xác nhận các đơn đặt hàng giao dịch.

Cách tính phí Blockchain trên mạng lưới Ethereum

Hệ thống Blockchain của Ethereum mang đến một cơ hội cho những người khai thác kiếm được một số phần thưởng khi xác nhận giao dịch.

Sự khác biệt giữa Blockchain của Bitcoin và Ethereum là phí giao dịch phải trả ở đây được gọi là phí gas. Nếu bạn trả phí gas cao hơn, các Miner sẽ ưu tiên xác nhận giao dịch của bạn.

Trong khoảng thời gian gần đây, phí gas được xử dụng để xác nhận các giao dịch cho mạng lưới Blockchain Ethereum đang trên đà tăng dần lên. Điều này đã dẫn đến động thái khởi chạy Ethereum 2.0, một cơ chế để cắt giảm một số yếu tố gây ra sự tăng đột biến khí gas Ethereum.

Bạn có thể xem qua ví dụ dưới đây, một phí giao dịch cần phải trả sẽ là 21.000 Gas với giá Gas là 71 Gwei, hay phí giao dịch sẽ là 0,001491 Ether,

Phí giao dịch Binance Smart Chain (BSC)

Binance Smart Chain – BSC, như bạn cũng có thể thấy ở cái tên BSC là một hệ thống Blockchain được Binance xây dựng.

Mạng lưới BCS xử dụng cơ chế đồng thuận được gọi là bằng chứng cổ phần ủy quyền (Proof of Stake). Các thợ đào trên Blockcain BSC sẽ là những người xác thực và sau khi xác thực thành công một khối, họ sẽ nhận được một khoản thưởng bằng phí giao dịch trong mỗi khối.

Có thể xem cơ cấu tính phí của BSC tương đồng với cơ cấu tính phí trên mạng lưới Ethereum. Phí giao dịch được tính bằng Gwei – một mệnh giá nhỏ của BNB, tương đương với 0,000000001 BNB.

Tương tự, người dùng cần sẽ phải trả phí gas cao nếu họ cần ưu tiên xử lý giao dịch.

Xét ví dụ sau, với giá Gas là 10 Gwei thì phí giao dịch thực tế sẽ là 0,00325755 BNB.

Phí Blockchain đối với Stablecoin

Stablecoin là những tài sản tiền điện tử không biến động, được cố định bằng USD. Ví dụ điển hình về Stablecoin như Tether – USDT.

Phí giao dịch được tính sẽ dựa trên các mạng blockchain cung cấp năng lượng cho các Stablecoin này.

Nhiều nhà đầu tư đã cho rằng mức phí giao dịch Stablecoin là một trong những mức phí thấp nhất, bạn có thể trả 1 USD cho mỗi giao dịch.

Phí mạng Blockchain của Ripple (XRP)

Ripple – XRP là một trong những loại tiền điện tử có khả năng hồi phục tốt nhất. Bất chấp vượt qua những tiêu cực xung quanh như những tuyên bố về tiền điện tử theo SEC Hoa Kỳ, thì đồng XRP vẫn tiếp tục tăng vọt và phát triển.

Phí Blockchain XRP là một trong những khoản phí cạnh nhất. Điều này là do không có đồng XRP nào được tạo hoặc khai thác khi các giao dịch được xác thực bởi các thợ đào.

Tại sao phí Blockchain lại cao?

Có phải bạn sẽ luôn tự hỏi rằng: “Tại sao cần phải chi trả nhiều như thế khi sử dụng mạng Blockchain khi thực hiện các giao dịch tiền điện tử?”

Vậy có thể bạn chưa biết mạng Blockchain của Ethereum có tốc độ xử lý giao dịch cao dễ dàng xuất hiện bởi nó là một mạng Blockchain tốn kém nhất khi sử dụng.

Sau đây là một vài lý do để trả lời cho câu hỏi: “Tại sao phí Blockchain lại cao?”:

  • Sự tắc nghẽn mạng (cần xử lý nhiều giao dịch cùng một lúc) có thể làm gia tăng phí Blockchain.
  • Các giao dịch có giá trị lớn sẽ được yêu cầu nhiều phí hơn để xác nhận.
  • Một số các thợ đào có thể thích việc xác nhận các giao dịch có trả phí cao hơn, điều này có thể làm trì hoãn các giao dịch của người dùng.

Làm thế nào để có thể giảm phí giao dịch Blockchain?

Sau khi bạn đã tìm hiểu Phí Blockchain là gì?, Đầu Tư Đúng Cách sẽ tiết lộ một vài mẹo để có thể giúp bạn giảm số tiền cần phải trả cho các khoản phí giao dịch Blockchain:

  • Nên cân nhắc xử lý số lượng tài sản có giá trị lớn để bạn có thể chi trả ít hơn về phí.
  • Bạn nên tìm hiểu kiểm tra các sàn giao dịch lớn uy tín để có thể lựa chọn một nền tảng giao dịch để có thể tìm được một nơi phù hợp với bạn.
  • Ngoài ra, bạn có thể đợi cho đến khi số tiền phí trung bình giảm xuống trước khi thực hiện xử lý các giao dịch của mình, điều này có thể giúp bạn chi trả ít hơn phần nào.

Lời kết

Phí giao dịch trên Blockchain là một phần quan trọng không thể thiếu trong hệ thống mạng lưới Blockchain. Người dùng cần phải trả phí cho mọi giao dịch khi thục hiện qua các sàn giao dịch tiền mã hóa, ví tiền điện tử hay qua mạng Blockchain. Chúng là một phần giúp cho hệ thống Blockchain được bảo mật và hoạt động mạnh mẽ bởi những thợ đào hay các nhà khai thác và họ sẽ nhận lại được phần thưởng từ những khoản

Vừa rồi, Đầu Tư Đúng Cách đã cùng bạn tìm hiểu rõ về phí Blockchain và những vấn đề liên quan mà ai cũng nên biết khi bước chân vào thị trường Crypto. Hãy cùng theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều điều hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận