ROA là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào trong thị trường chứng khoán?

ROA là một chỉ số rất quan trọng để đánh giá được khả năng sinh lời của một doanh nghiệp. Bất kỳ ai khi tham gia vào thị trường chứng khoán chắc hẳn cũng sẽ quan tâm đến chỉ số này. Thế nhưng để có thể hiểu được tường tận nó thì không phải ai cũng biết. Vậy ROA là gì? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu các thông tin chi tiết nhất về chỉ số ROA nhé.

ROA là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào?

ROA là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Return on Assets, được gọi là tỷ số lợi nhuận trên tài sản. Đây là một chỉ số để đo lường mức lợi nhuận của một doanh nghiệp trên chính tài sản của nó. Do đó, thông qua chỉ số ROA người ta có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản để sinh lợi của doanh nghiệp.

ROA là gì

Ý nghĩa của ROA trong thị trường chứng khoán:

  • Chỉ số ROA sẽ cho thấy doanh nghiệp kiếm được bao tiền lãi trên một đồng tài sản. Chỉ số ROA càng cao thì chứng tỏ khả năng sử dụng tài sản có hiệu quả và ngược lại.
  • ROA là chỉ số quan trọng để nhà đầu tư có thể so sánh được hiệu quả sử dụng tài sản của một công ty giữa các thời kỳ khác nhau. Hoặc dùng để so sánh hiệu quả giữa hai công ty khác nhau có cùng quy mô và ngành nghề.
  • Chỉ số ROA sẽ giúp cho các nhà đầu tư đánh giá và có cái nhìn chính xác hơn về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư. Doanh nghiệp nào có chỉ số ROA càng cao thì chứng tỏ cổ phiếu của doanh nghiệp đang đắt giá và đáng để đầu tư.

Cách tính chỉ số ROA

Sau khi đã biết được ROA là gì thì bạn đã biết cách tính chỉ số ROA chưa? Cách tính chỉ số này cũng rất đơn giản như sau.

Công thức: 

ROA = Lợi nhuận sau thuế (Earnings) / Tài sản (Assets) * 100%

Trong đó:

Lợi nhuận sau thuế (Earnings): chính là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường.

Tài sản: là tổng tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay. ROA là thước đo hiệu quả để chuyển hóa số tài sản này thành lợi nhuận. Chỉ số ROA sẽ cung cấp thông tin về những khoản lãi được tạo ra từ số tài sản đó.

Dựa vào công thức trên, thì có thể thấy rằng:

ROA 0: Doanh nghiệp làm ăn có lãi.

ROA < 0: Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.

Ví dụ:

Công ty chứng khoán A có lợi nhuận ròng là 20 tỷ, tổng tài sản của công ty là 100 tỷ, khi đó chỉ số ROA của công ty A sẽ là 20%. Công ty chứng khoán B cũng có khoản thu nhập là 20 tỷ nhưng lại sở hữu tổng tài sản là 200 tỷ, khi đó chỉ số ROA của công ty B sẽ là 10%. Nhìn vào chỉ số ROA trên thì có thể thấy rằng công ty A đạt hiệu quả sử dụng tài sản để biến thành lợi nhuận tốt hơn công ty B.

Cách nhận biết chỉ số ROA là tốt

Mặc dù chỉ số ROA không phải là một chỉ số quá quan trọng trong chứng khoán. Thế nhưng nếu như mất đi ROA thì sẽ mất sự căng thẳng ở trong sàn giao dịch chứng khoán.

Doanh nghiệp được đánh giá là có đủ năng lực tài chính khi chỉ số ROA 7.5%. Tuy nhiên nếu chỉ xét riêng lẻ theo một năm thì chỉ số này không có ý nghĩa nhiều.

Do đó, để đánh giá được doanh nghiệp hoạt động có tốt hay không khi nhìn vào chỉ số ROA thì doanh nghiệp đó phải duy trì được chỉ số ROA =10% và kéo dài ít nhất là 3 năm. Đồng thời, khi đầu tư nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến xu hướng thay đổi của chỉ số ROA.

Nếu như ROA tăng lên thì chứng tỏ là doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả và sẽ được đánh giá cao hơn. Nếu như chỉ số ROA biến động bất thường thì có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh bấp bênh, chưa sử dụng đồng vốn hiệu quả.

Kết luận:

ROA 7.5% + chỉ số ROA ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm thì Doanh nghiệp đó hoạt động tốt.

Lưu ý: Điều này sẽ không áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán…

Ví dụ như ngành ngân hàng có đòn bẩy khá cao nên nếu duy trì ROA 2%, cũng đã là khá tốt rồi.

Những lưu ý khi phân tích chỉ số ROA

Khi phân tích chỉ số ROA cần lưu ý một số điều như sau:

  • Dữ liệu phân tích: Đó chính là độ đáng tin cậy của Báo cáo tài chính Doanh nghiệp.
  • Cần xem xét tỷ lệ ROA qua các năm, nếu như có sự tăng trưởng qua từng năm thì là tín hiệu tốt. Còn nếu như chỉ số ROA tăng giảm bất thường thì bạn cần phải xem xét lại nguyên nhân.
  • Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn đang phân tích chỉ số ROA. Bởi tùy theo lĩnh vực kinh doanh mà chỉ số ROA sẽ được nhận định khác nhau. Sẽ thật khập khiễng nếu như bạn so sánh chỉ số ROA ở những công ty có lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

Ví dụ: Những công ty thuộc ngành xây dựng thường có vốn vay rất nhiều. Do đó tỷ lệ ROA cũng sẽ thấp hơn so với những ngành khác. Những công ty thuộc ngành hàng tiêu dùng, công nghệ thông tin…. không cần có quá nhiều tài sản cố định để có thể vận hành, dẫn tới tỷ lệ ROA cũng thường cao hơn.

  • Khi phân tích chỉ số ROA thì cũng nên phân tích cùng với những chỉ số khác như ROE, ROS và đòn bẩy tài chính để có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn.

Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và chỉ số ROE

Để có cái nhìn chính xác hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì nên kết hợp chỉ số ROA và ROE. Đây là một cặp chỉ số vô cùng tuyệt vời để bổ sung cho nhau.

ROA là gì

Phần trên Đầu tư đúng cách đã giải thích ROA là gì? Trước khi đi vào tìm hiểu mối quan hệ giữa ROA và ROE thì bạn cũng nên nắm được ROE là gì.

ROE có tên gọi tiếng Anh là Return on Equity. Đây là chỉ số dùng để thể hiện tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số ROE là thước đo dùng để tính toán số đồng lợi nhuận tích lũy được từ một đồng vốn bỏ ra.

Sau đây, Đầu tư đúng cách sẽ sử dụng mô hình phân tích Dupont để phân tích mối quan hệ mật thiết giữa 2 chỉ số này.

Mô hình Dupont:

ROE = ROA * Đòn bẩy tài chính

= ROA * Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu

= ROA * (1+Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu)

Với: Tổng Tài sản = Tổng nguồn vốn = Vốn chủ sở hữu + Tổng nợ

Đòn bẩy tài chính là yếu tố để cho nhà đầu tư có thể đánh giá được khả năng sử dụng vốn của một  doanh nghiệp. Những doanh nghiệp sử dụng vốn tốt và đang phát triển tốt thì sẽ sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức thấp. Còn những doanh nghiệp đang cần phải vay vốn nhiều để có thể duy trì được hoạt động kinh doanh thì sẽ sử dụng đòn bẩy tài chính cao. Do đó, các doanh nghiệp đều ưu tiên đẩy mạnh ROE  để có thể phát triển hơn trên thị trường.

Ngoài ra, chỉ số ROE còn được tính toán theo công thức sau đây:

ROE = lợi nhuận biên * vòng quay tài sản * đòn bẩy tài chính

Trong đó: 

  • Lợi nhuận biên = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu
  • Vòng quay tài sản = Doanh thu của doanh nghiệp/Tổng tài sản
  • Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản/vốn chủ sở hữu

Xét theo công thức trên thì doanh nghiệp có thể thay đổi được chỉ số ROE theo 3 yếu tố, đó là: lợi nhuận biên, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính.

Hướng dẫn cách tích tài chính theo chỉ số ROE và ROA

Một doanh nghiệp có chỉ số ROA và ROE tăng trưởng đều đặn chắc chắn sẽ nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư và thu hút nhà đầu tư mua cổ phiếu tiềm năng trên thị trường chứng khoán.

Như đã nói ở phần đầu, ngành nghề kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng có tác động không nhỏ đến việc đánh giá chỉ số ROA và ROE. Do đó, nhà đầu tư cần phải nắm chắc được những yếu tố tác động này để phân tích cho chính xác.

Ví dụ: Công ty A với có tổng tài sản trị giá 100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 10 tỷ đồng, khi đó chỉ số ROA là 10%. Công ty B có tổng tài sản là 10 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 1 tỷ đồng cũng có chỉ số ROA là 10%. Có thể thấy rằng mặc dù công ty A có quy mô lớn hơn công ty B đến 10 lần nhưng chỉ số ROA vẫn bằng nhau.

Một ví dụ khách Công ty X có vốn chủ sở hữu là 100 tỷ đồng và tổng nợ là 50 tỷ đồng. Công ty Y có vốn chủ sở hữu là 80 tỷ đồng và tổng nợ là 200 tỷ đồng. Cả 2 công ty đều đạt mức lợi nhuận sau thuế là 1 tỷ đồng. Có thể thấy rằng ROE của công ty Y sẽ cao hơn công ty X. Thế nhưng xét chi tiết thì công ty X lại có khả năng đảm bảo tài chính tốt hơn công ty Y do sử dụng nợ vay ít hơn.

Lời Kết

Như vậy thông qua bài viết trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu được ROA là gì và cách tínhvà có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách phân tích chỉ số để đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng chỉ số ROA chỉ đánh giá một khía cạnh nhỏ của doanh nghiệp mà không bao trùm nhiều mặt. Do đó để có thể đánh giá chính xác về doanh nghiệp thì nên kết hợp đánh giá với nhiều chỉ số khác.

Rate this post

Viết một bình luận