Có lẽ bạn đã nhiều thấy cụm từ “Chỉ số VnIndex” ở đâu đó trên mạng xã hội hay sóng truyền hình. Nếu như bạn thắc mắc chỉ số VnIndex là gì thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Đối với những ai khi tham gia vào thị trường chứng khoán chắc hẳn không còn xa lạ với chỉ số VnIndex. Bạn là người mới tìm hiểu về chứng khoán và không biết chỉ số VnIndex là gì? Vậy thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về chỉ số VnIndex và ý nghĩa thực sự của chỉ số này.
Chỉ số VnIndex là gì?
VnIndex là chỉ số của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhìn chung các chỉ số chứng khoán đều có nhiệm vụ là thể hiện bình quân giá của chứng khoán ở thời điểm hiện tại so với giá chứng khoán ở thời điểm gốc lựa chọn, thể hiện được sự biến động giữa hai thời điểm. Và chỉ số VnIndex cũng vậy, nó thể hiện được sự biến động của giá toàn bộ cổ phiếu mỗi ngày của tất cả các công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM (hay còn được gọi là HOSE).
Thông qua chỉ số VnIndex bạn có thể biết được giá trị chứng khoán toàn sàn HOSE có sự biến động như thế nào so với ngày đầu. Đồng thời nó cũng thể hiện được quy mô và giá trị của toàn sàn HOSE biến động như thế nào và những thay đổi của các cổ phiếu trên sàn HOSE ra sao.

Ý nghĩa của chỉ số VnIndex
Sau khi đã tìm hiểu chỉ số VnIndex là gì thì hãy cùng Đầu tư đúng cách tìm hiểu ý nghĩa thực sự của chỉ số này nhé.
Mô tả được tâm lý của nhà đầu tư
Như đã phân tích chỉ số VnIndex là gì ở trên thì có thể thấy rằng chỉ số VnIndex thể hiện được sự biến động của giá toàn bộ cổ phiếu mỗi ngày của tất cả các công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE. Bởi vậy, chỉ số này cũng có ý nghĩa trong việc mô tả tâm lý của nhà đầu tư đối với thực trạng của nền kinh tế hiện tại.
Ví dụ: Nếu như chỉ số VnIndex sụt giảm thì các nhà đầu tư sẽ có xu hướng thăm dò và thậm chí là rút khỏi thị trường. Qua đó, bạn cũng có thể phần nào nắm được thái độ của nhà đầu tư với thị trường chứng khoán mà họ đang tham gia tại thời điểm đó.
Mô tả sự tăng trưởng của kinh tế
Đa phần các chỉ số chứng khoán đều thể hiện được tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế mà thị trường chứng khoán hoạt động. Việc này cũng giống như một vòng tròn tuần hoàn vậy. Khi các doanh nghiệp có cơ cấu tài chính tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả thì kéo theo đó nền kinh tế cũng sẽ tăng trưởng cao. Từ đó, doanh nghiệp cũng sẽ có nguồn lực để duy trì sự ổn định. Dẫn tới thị trường chứng khoán cũng phát triển mạnh và ngược lại.
Mô tả sự suy thoái của kinh tế
Chỉ số VnIndex thấp thì chứng tỏ hoạt động của thị trường chứng khoán đó đang bị suy thoái. Việc đánh giá sự phát triển của một thị trường không chỉ dựa vào chỉ số VnIndex, thế nhưng nó cũng là cơ sở để cho các nhà đầu tư đánh giá và lên kế hoạch đầu tư tiếp theo.
Ví dụ: Vào cuối năm 2017, thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dẫn đến giá trị đầu tư chứng khoán giảm mạnh và kéo theo đó là giá cổ phiếu cũng tụt dốc. Dựa vào đó, các nhà đầu tư đã quyết định bán tháo cổ phiếu để đầu tư sang một kênh khác.
Mô tả được hiệu suất của thị trường chứng khoán
Hiệu suất của thị trường chứng khoán là tỷ lệ giữa giá trị vốn hóa của thị trường ở thời điểm hiện tại với giá trị vốn hóa tại thời điểm phát hành gốc. Thông qua đó, chúng ta có thể so sánh được hiệu suất của thị trường chứng khoán qua các năm khác nhau và xem được nó có thực sự ổn không.
Ví dụ: Chỉ số VnIndex đạt 975.4 điểm ở cuối phiên giao dịch vào ngày 12/7/2019 thì điều đó chứng tỏ được hiệu quả của thị trường chứng khoán so với ngày phát hành ban đầu là 975.4 lần.
Mô tả sự biến động của nền kinh tế
Sau năm 2017, nền kinh tế bắt đầu được khôi phục và cơ cấu lại các ngành. Chúng ta có thể nhận thấy được điều đó thông qua sự thay đổi của nhiều loại chỉ số khác nhau, trong đó có phản ánh của chỉ số VnIndex. Thông qua chỉ số VnIndex có thể thấy được sự dịch chuyển và thay đổi cơ cấu nền kinh tế rất rõ ràng.
Cách tính chỉ số VnIndex
Chỉ số VnIndex được dùng để so sánh được sự biến động của giá trị vốn hóa thị trường tại thời điểm bất kỳ với giá trị vốn hóa thị trường cơ sở vào ngày phát hành dựa trên ngày cơ sở 28/07/2000.
Công thức:
Chỉ số VNIndex sẽ được tính toán và công bố sau mỗi phiên giao dịch. Sự biến động của giá cổ phiếu sẽ làm thay đổi giá trị của chỉ số. Đồng thời còn được so sánh sự tăng, giảm đối với các phiên giao dịch trước tính bằng %.
Ngoài ra, khi thêm hoặc bớt cổ phiếu giao dịch vào trong cơ cấu tính toán thì cũng sẽ làm làm thay đổi cơ cấu số cổ phiếu niêm yết. Việc làm này sẽ làm phát sinh tính không liên tục của chỉ số bởi các trọng số và cơ sở để xác định bình quân thị trường số chia đã bị thay đổi. Do đó, số chia mẫu số ở trong công thức tính chỉ số trên cần phải được điều chỉnh để duy trì được tính liên tục của chỉ số.
Vào tháng 11/2020 Bộ quy tắc xây dựng và quản lý Bộ chỉ số HOSE-Index phiên bản 3.0 của HOSE cập nhật các chỉ số (bao gồm VN-Index, VN30-Index, VN Midcap, VN100…) sẽ được tính toán dựa trên phương pháp giá trị vốn hóa điều chỉnh free-float.
Có thể bạn quan tâm : VN30 là gì? Tại sao có chỉ số VNIndex mà vẫn phải xây dựng chỉ số VN30?
Công thức:
Chỉ số = Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại / Hệ số chia
Trong đó:
– CMV: Giá trị vốn hóa của thị trường ở thời điểm hiện tại.
– i=1, 2, 3,..n.
– n: Số cổ phiếu trong rổ chỉ số.
– pi: Giá hiện tại của cổ phiếu i.
– si: Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành của cổ phiếu i tại thời điểm đang tính.
– fi: Tỷ lệ free-float làm tròn của cổ phiếu i trong rổ chỉ số tại thời điểm tính toán
– ci: Tỷ lệ giới hạn tỷ trọng vốn hóa (chỉ tiêu này dùng để tránh được tình trạng một cổ phiếu đơn lẻ hay một nhóm cổ phiếu có liên quan chiếm tỷ trọng vốn hóa quá lớn).
Với mỗi bộ chỉ số, các phần trong công thức sẽ có sự điều chỉnh hoặc áp dụng những quy tắc tính toán riêng.
Với hệ số chia, trong trường hợp tăng hoặc giảm giá trị vốn hóa thị trường mà nguyên nhân không phải do sự thay đổi giá của thị trường mà do sự thay đổi về số lượng cổ phiếu thành phần hoặc các sự kiện của doanh nghiệp thì số chia cần phải điều chỉnh. Nguyên tắc đó là làm cho chỉ số trước và sau khi có biến động là bằng nhau.
Trong đó:
– CMV (trước) và hệ số chia (trước) là giá trị vốn hóa và hệ số chia trước khi điều chỉnh.
– CMV (sau) và hệ số chia (sau) là giá trị vốn hóa và hệ số chia sau khi điều chỉnh.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số VNIndex
Tâm lý của nhà đầu tư: thông thường giá của cổ phiếu sẽ bị phụ thuộc vào quy luật cung – cầu của thị trường. Do đó, tâm lý của nhà đầu tư sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn tới chỉ số VNIndex.
Sự biến động của nền kinh tế: chỉ số VNIndex không những giúp nhìn thấy được tâm lý của nhà đầu tư mà còn nhìn thấy được sự biến động của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp có cơ cấu tài chính tốt, tăng trưởng đều đặn, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng đầu tư vào cổ phiếu nhiều hơn thông qua các kênh đầu tư và tích lũy tài chính khác, do đó chỉ số VNIndex tăng.
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp: Doanh thu và tình hình tài chính của doanh nghiệp chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới giá cổ phiếu. Khi doanh thu và tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt sẽ làm cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp tăng và ngược lại. Có thể thấy rằng giá cổ phiếu của doanh nghiệp có tác động thuận chiều tới chỉ số VNIndex.
Điểm hạn chế của chỉ số VNIndex
Điểm hạn chế lớn nhất của chỉ số VnIndex đó là lấy toàn bộ giá trị vốn hóa của tất cả các công ty niêm yết trên thị trường làm trọng số. Do đó, một số công ty có giá trị vốn hóa lớn như VIC VRE, VHM chiếm hơn 20% giá trị vốn hoá tính vào chỉ số có thể sẽ làm ảnh hưởng đến sự tăng, giảm của chỉ số. Một điều khá trái ngược khi một vài công ty có giá trị vốn hóa lớn, khối lượng cổ phiếu tự do (free float) lại khá nhỏ. Nhưng chúng lại làm ảnh hưởng đến chỉ số.
Do đó nhiều khi chỉ số VNIndex bị bóp méo bới một số cổ phiếu lớn và dẫn đến phản ánh ko đúng diễn biến của thị trường.
Lời Kết
Trên đây Đầu tư đúng cách đã giải đáp đến các bạn chỉ số VnIndex là gì và những thông tin quan trọng liên quan đến chỉ số này. Hy vọng bài viết trên mang lại cho các bạn nhiều thông tin hữu ích để có thêm kiến thức nhìn nhận thị trường chứng khoán tốt hơn và đưa ra quyết định đầu tư đúng thời điểm.