Arbitrage là loại hình kinh doanh đầu tư chênh lệch giá, giúp cho trader kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch của 1 sản phẩm giữa 2 thị trường khác nhau. Các nhà đầu tư hay bị lầm tưởng giữa đầu cơ và arbitrage nhưng thực chất thì đây là hai loại hình khác hẳn nhau.
Và để cho các bạn hiểu rõ cội nguồn từ A-Z của kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage), chúng ta hãy đến với bài viết chi tiết ngày hôm nay nhé.
Arbitrage là gì?
Arbitrage, hay được gọi là kinh doanh chênh lệch giá là kiểu đầu tư phụ thuộc vào sự chênh lệch giá trị của 1 sản phẩm ở 2 thị trường khác nơi. Hiện tượng này đã có từ lâu đời và được áp dụng phổ biến trên thị trường hiện nay, nhưng mà không phải ai cũng làm được điều này.

Arbitrage được áp dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực: Forex, chứng khoán, bitcoin, chỉ số, hàng hóa, năng lượng,…Và sự áp dụng này được sử dụng với đúng 1 công thức: Mua ở thị trường thấp hơn – bán ở thị trường có giá cao hơn.
Sở dĩ điều này xảy ra, bởi trong 1 khoảng thời gian nhất định, thị trường thiếu sự nhất quán về giá cả và gây ra tình trạng “bất cân đối” về giá. Khoảng thời gian đó sẽ diễn ra cực kỳ ngắn, nó chỉ là cơ hội tức thời cho những trader tinh ý và thực hiện giao dịch 1 cách khẩn trương và nhanh chóng.
Đầu tư đúng cách sẽ lấy một ví dụ dễ hiểu như sau: Ở X, bạn mua được USD với tỷ giá mua giá 23.000 đồng. Đồng thời vào lúc đó, bạn thấy được ở Y đang có tỷ giá bán USD là 24.000 đồng. Vì thế, bạn mua USD ở X và đồng thời bán ở Y, bạn sẽ lãi 1.000 đồng/ USD. Và đây chính là kinh doanh chênh lệch giá.
Bạn đừng lầm tưởng giữa đầu cơ và Arbitrage nhé, nó khác nhau về mục đích là kinh doanh chênh lệch, nhưng thời điểm thực hiện và quy mô không hề giống nhau đâu. Đầu cơ là hành động đầu tư thực hiện tại hai thời điểm khác nhau, bạn sẽ mua sản phẩm ở thời điểm t và bán nó tại thời điểm t+1. Còn với Arbitrage Trading, bạn mua nó tại t thì sẽ bán nó đồng thời tại t.
Có mấy loại Arbitrage trên thị trường?
Có 2 loại kinh doanh chênh lệch giá: kinh doanh chênh lệch 2 bên và 3 bên.
Ác bít 2 bên
Đây là loại hình Arbitrage phổ biến nhất, tương tự với ví dụ tôi mới nêu bên trên cho các bạn, là loại hình đầu tư chênh lệch ở 2 thị trường khác nhau.
Bên cạnh đấy, Arbitrage truyền thống có thể hiểu là kinh doanh chênh lệch tỷ giá ở cùng 1 khu vực mà tại 2 ngân hàng khác nhau, nghĩa là bạn mua bên này và bán bên kia. Hiện nay thì hiện tượng này đã được khắc phục và không thường xuyên xảy ra, bởi các ngân hàng đã có một hệ thống riêng biệt để khắc phục và điều chỉnh giá cả hàng giờ.
Ác bít 3 bên
Một loại hình “ăn tiền bậc nhất” của những con cá mập lớn, là cách giao dịch giữa 3 thị trường khác nhau và thường liên quan đến tỷ giá chéo. Arbitrage 3 bên là cách giao dịch của những người có số vốn lớn, nhận ra được “lỗ hổng” trên 3 thị trường và thực hiện giao dịch.
Thực chất đây được coi là một loại hình nâng cao của Arbitrage 2 bên, với sự nâng cấp về thị trường của bên thứ 3. Thông thường họ sẽ chơi cách này khi kinh doanh chênh lệch tỷ giá, đổi 1 đồng tiền tệ trên thị trường khác, và lấy về tiền tệ ban đầu.
Ví dụ:
Thị trường USA, 1 USD tôi mua được 2 GBP (Bảng Anh)
Thị trường London, 1 GBP tôi mua được 18.000 VND
Thị trường Việt Nam, 20.000 VNĐ tôi mua được 1 USD.
Nhận thấy điều này, tôi bắt đầu thực hiện kinh doanh chênh lệch giá bằng cách:
Ở USA, bán 1 USD để lấy về 2 GBP, sau đó đến London, bán 2 GBP để nhận về 36.000 đồng (do 1 GBP = 18.000 VND). Và cuối cùng, về Việt Nam, tôi bán 36.000 VND lấy 1,8 USD (do 1$ = 20.000 VND).
Sau 3 giao dịch trên, tôi lãi 1,8 – 1 = 0,8 USD.
Có thể kinh doanh chênh lệch giá ở các sản phẩm nào tại Việt Nam?
Kinh doanh chênh lệch giá xuất hiện tại mọi lĩnh vực, mấu chốt ở đây là bạn tận dụng được cơ hội chênh lệch giá của sản phẩm tại các thị trường khác nhau.
Theo “bách khoa toàn thư Kinh Tế Học”, “Arbitrage diễn ra trên thị trường nguyên liệu, thị trường tỷ giá ngoại hối và cổ phiếu kỳ hạn. Ngoài ra, ở thị trường hàng hóa, Ác bít là cơ sở cho quy luật 1 giá và lý thuyết ngang bằng sức mua”.
Tuy nhiên thì Arbitrage nó không hề đơn giản như bạn nghĩ, bởi đây không chỉ đơn thuần là “kinh doanh chênh lệch giá”. Thị trường ngày càng nhạy cảm về giá, chính vì thế cơ hội để kiếm ra cơ hội cho loại hình này là không hề dễ.
Ở Việt Nam, loại hình này phổ biến hơn cả trên thị trường chứng khoán. Một ví dụ cụ thể là vào ngày 21/11/2019, chứng khoán đóng cửa với việc thị trường giảm mạnh trong phiên ATC, các mã lớn tại VN30 đột ngột bị bán mạnh và bán ròng hơn 760 tỷ đồng.
Cơ hội này diễn ra trên VN30INDEX và VN30F1M (VN30F1911) khi điểm chỉ số của VN30F1911 cao hơn so với VN30INDEX. Khi ngày đáo hạn gần kề, cơ hội chơi Ác bít sẽ càng chắc ăn hơn do giá thanh toán của VN30F1M sau khi đáo hạn bằng giá cơ sở hợp đồng trên VN30 INDEX. Với điều kiện thuận lợi khi xây dựng vị thế bán trước 3 ngày, họ sẽ dễ dàng take profit vào ngày đáo hạn với lãi 100% hơn lỗ.
Đây chỉ là 1 trong những trường hợp “bất đắc dĩ” trên thị trường chứng khoán Việt Nam, và rõ ràng là còn nhiều hơn khả năng này nữa. Bạn có thể đọc thêm thông tin phân tích chi tiết trên các tờ báo chuyên về chứng khoán, để thấy rằng sự thông minh, lanh trí của các nhà đầu tư chơi Arbitrage.
Ưu điểm và hạn chế của Arbitrage
Ưu điểm
Kinh doanh chênh lệch giá sẽ mang tới cho nhà đầu tư:
- Cơ hội ăn lời không phải bỏ vốn
- Càng chơi nhiều thì lợi nhuận càng lớn
- Khả năng nhạy bén với thị trường trong một khoảng thời gian ngắn
- Dễ thực hiện, ít rủi ro, thanh khoản tốt
Hạn chế
Tuy nhiên thì không phải ai cũng quen thuộc với hình thức này, nó chỉ dành cho những con cá mập lớn mà thôi. Những nhà đầu tư nhỏ lẻ với vốn dưới 1 tỷ thường sẽ không nghĩ tới.
- Mức chênh lệch rất nhỏ, không đáng kể nếu vốn ít
- Thị trường dễ dàng cân bằng lại khi xuất hiện Arbitrage, khó có thể tìm được cơ hội
- Rủi ro cạnh tranh giữa các ngân hàng, broker gây nên sự mất cân xứng lớn
- Rủi ro trượt giá khi thực hiện giao dịch, liên quan tới sự khớp lệnh do đường truyền mạng trên các broker, sàn giao dich
- Rủi ro biến động và rủi ro thanh khoản.
Các nhà đầu tư nhỏ lẻ có nên tham gia kinh doanh chênh lệch giá?
Câu trả lời là KHÔNG. Đến những người giàu có vốn lớn, họ còn phải e ngại với cơ hội Arbitrage trên thị trường thì những con cá mập yếu như chúng ta không nên vồ vập cơ hội.
Các ví dụ bên trên chỉ là kiến thức cơ bản nhất về Arbitrage, còn nó như thế nào trên thị trường, không ai có thể giúp bạn điều này. Hãy nhớ rằng, “Lý thuyết chỉ ở trên giấy còn khả năng vận động của bạn phụ thuộc vào kinh nghiệm”.
Nhà đầu tư càng nhiều chiêu trò, brokers và ngân hàng càng có nhiều biện pháp để ngăn chặn hoàn toàn nó. Ví dụ như hệ thống kiểm soát tỷ giá và giá cả ở các ngân hàng lớn trên thế giới, cực kỳ chặt chẽ và hiệu quả.
Nếu bạn có “lỡ” nhìn thấy cơ hội đó trước mắt, đảm bảo nó sẽ biến mất trong vòng 10 giây tiếp theo mà thôi.
Lời Kết
Giao dịch chênh lệch giá mang lại cơ hội chiến thắng tuyệt vời, nhưng chúng không phù hợp với các nhà giao dịch bình thường. Ngoài ra, nó đòi hỏi nhiều vốn và đòn bẩy cao để thu được lợi nhuận tối đa từ chênh lệch tỷ giá hối đoái nhỏ. Bạn và tôi, chúng ta chỉ nên biết về giao dịch chênh lệch giá Arbitrage để tránh nó, không giao dịch vào những thời điểm này và đợi chờ thị trường cân bằng. Bên cạnh Arbitrage, bạn có thể tìm hiểu các sàn uy tín và nơi giao dịch đáng tin cậy, tôi nghĩ nó là tốt nhất đối với bạn nếu muốn đầu tư 1 cách trọn vẹn. Chúc bạn luôn thành công