Stop loss là gì? hướng dẫn cách đặt stop loss

Stop Loss hay Stop Limit là những thuật ngữ mà chúng ta thường xuyên bắt gặp khi tham gia đầu tư trong thị trường tiền điện tử hay forex (giao dịch ngoại hối), đặc biệt là trong trade coin, những trader thường sử dụng lệnh Stop Limit để “chốt lời”, “bắt đáy” hoặc “cắt lỗ”, thường là cắt lỗ để hạn chế rủi ro tối đa khi trade coin hay chơi forex, chứng khoán. Hầu hết các sàn giao dịch lớn như Binance, Huobi, OKEx, Bittrex, Bitfinex, BitMex, Poloniex,..đều hỗ trợ lệnh stop limit.

Stop loss là gì? hướng dẫn cách đặt stop loss
Stop loss là gì? hướng dẫn cách đặt stop loss

Phần lớn chúng ta hiện nay vẫn thường sử dụng lệnh buy/sell order với mức giá mong muốn và chờ “khớp” lệnh. Tuy nhiên, cách làm này vẫn còn nhiều hạn chế, không thể online thường xuyên để theo dõi biến động giá thị trường và xử lý kịp thời, đặc biệt là vào những thời điểm biến động mạnh, giá BTC có lúc tụt đến 10 – 15% chỉ trong chưa đầy 1 giờ đồng hồ, kéo theo Altcoin cũng sụt giảm theo, lúc này nếu bạn không thể theo dõi và không đặt lệnh stop loss thì sẽ bị lỗ nặng, thậm chí là “cháy tài khoản”. Vì thế, việc dùng stop loss là không thể thiếu khi trade coin, nó giúp bạn bảo toàn vốn và kiếm lợi nhuận tốt hơn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đặt lệnh stop limit và sử dụng như thế nào cho hiệu quả. Bài viết hôm nay Đầu Tư Đúng Cách sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem lệnh Stop-Limit là gì? Stop Loss là gì? Và mình sẽ hướng dẫn các bạn cách đặt lệnh stop limit trên các sàn giao dịch phổ biến.

Stop loss là gì?

Stop loss là lệnh dừng lỗ hay cắt lỗ tự động, do chính trader thiết lập (nhưng không bắt buộc) cho các lệnh giao dịch của mình, nhằm giới hạn thua lỗ ở một mức tối đa cho phép xác định trước, khi thị trường đi ngược hướng kỳ vọng.

Diễn giải dễ hiểu hơn thì stop loss là một mức giá cụ thể mà nếu thị trường đi ngược hướng kỳ vọng của lệnh và chạm vào đó thì lệnh của bạn sẽ tự động được đóng lại và phần mềm giao dịch sẽ tính toán thua lỗ rồi trừ thẳng vào balance của bạn.

Đối với lệnh Buy, stop loss là một mức giá nào đó được xác định phía dưới (hay thấp hơn) so với giá khớp lệnh. Ngược lại, với lệnh Sell, stop loss sẽ được thiết lập tại mức giá nằm phía trên (hay cao hơn) so với giá khớp lệnh.

Ví dụ: bạn Buy 1 lot cặp EUR/USD tại mức giá 1.22800 và thiết lập mức dừng lỗ stop loss khoảng 50 pips tại mức giá 1.22300. Khi giá đi ngược xu hướng, không tăng lên theo kỳ vọng mà giảm xuống đến 1.22300, lệnh của bạn tự động đóng lại. Với giao dịch này, bạn lỗ 50 pips, tương đương 500$, số tiền này sẽ trực tiếp bị trừ từ balance của bạn.

Tại sao phải đặt stop loss?

Động cơ đầu tiên liên quan đến mức độ chấp nhận rủi ro. Tham gia giao dịch forex đã là rủi ro nhưng chúng ta lại không muốn thua lỗ quá nhiều cho một giao dịch trong trường hợp dự đoán sai xu hướng. Khi thị trường biến động quá mạnh mẽ, nếu không đặt stop loss, tài khoản của bạn sẽ rất dễ bị cháy chứ đừng nói gì đến mất nhiều hơn mong đợi. Vậy thì, đặt stop loss để an tâm hơn rằng mình sẽ bị thua lỗ tối đa “chừng đó” cho dù thị trường có biến động mạnh cơ nào.

Tại sao phải đặt stop loss?
Tại sao phải đặt stop loss?

Động cơ thứ hai liên quan đến hệ thống giao dịch và đó cũng chính là ý nghĩa thật sự của stop loss. Khi thị trường đi ngược dự đoán và chạm vào một mức giá nhất định, bạn quyết định dừng giao dịch bằng lệnh stop loss tại mức giá đó. Vậy thì, câu hỏi đặt ra là tại sao không duy trì thêm một thời gian nữa, biết đâu giá sẽ quay đầu lại đi đúng xu hướng như dự đoán ban đầu, tại sao không kiên nhẫn thêm? Vấn đề ở chỗ là bạn lấy căn cứ đâu để cho rằng giá sẽ đảo chiều đi đúng xu hướng dự đoán ngay sau đó? Một khi đã có quyết định dừng lại khi giá chạm vào stop loss thì đồng nghĩa với việc bạn đã tin chắc rằng nó sẽ không thể đi đúng như dự đoán của mình nữa, tất cả những gì mà bạn đã phân tích trước đó đã sai, hệ thống giao dịch của bạn không còn hiệu quả trong trường hợp này. Stop loss là cơ sở để bạn biết chắc rằng bạn đã dự đoán sai, nên dừng lại và chấp nhận một khoản thua lỗ cho sự sai đó của mình.

Hướng dẫn chi tiết cách đặt lệnh stop loss

Cách đặt lệnh stop loss mà Coindientu hướng dẫn dưới đây cần thực hiện tuần tự theo 5 bước. Từ khâu xác thực vị trí cho đến khi chính thức đặt lệnh.

Khái quát các bước đặt lệnh

Cách đặt lệnh stop loss không khó nhưng đòi hỏi mỗi trader phải thực hiện một cách có kỷ luật
Cách đặt lệnh stop loss không khó nhưng đòi hỏi mỗi trader phải thực hiện một cách có kỷ luật

Trader mới vào nghề thường có xu hướng đặt lệnh theo cảm tính, thích đặt đâu là đặt đó. Chính điều này khiến họ dễ gặp rủi ro. Còn với một trader chuyên nghiệp, họ lại luôn thiết lập kế hoạch đặt lệnh mục đích bài bản.

Như đã đề cập ở phần mở đầu, cách đặt lệnh stop loss không khó nhưng đòi hỏi mỗi trader phải thực hiện một cách có kỷ luật. Khái quát các bước cụ thể.

  • Bước 1: Tiến hành xác định vị trí đặt lệnh
  • Bước 2: Tìm kiếm vị trí đặt lệnh chốt lời take profit phù hợp
  • Bước 3: Tính toán tỷ lệ risk : reward
  • Bước 4: Xác định khối lượng giao dịch
  • Bước 5: Tiến hành vào lệnh

Tiếp theo đây, tùy theo dõi chi tiết cách đặt lệnh stop loss với cặp giao dịch EUR / USD trong phần dưới đây nhé.

Cách đặt lệnh stop loss

Nếu muốn trở thành một nhà giao dịch chuyên nghiệp, bạn hãy áp dụng phương pháp đặt lệnh stop loss một cách có tuần tự, kỷ luật.

Hình minh họa đặt lệnh stop loss với cặp giao dịch EUR / USD
Hình minh họa đặt lệnh stop loss với cặp giao dịch EUR / USD

Bước 1: Tiến hành xác định vị trí đặt lệnh

Xác định vị trí đặt lệnh là một trong khâu quan trọng nhất khi thiết lập lệnh stop loss. Nếu lựa chọn sai vị trí coi như khâu thiết lập lệnh đã thất bại.

Đối với cặp giao dịch EUR / USD áp dụng khung thời gian D1, bạn dễ nhận thấy rằng cặp giao dịch này đang tăng dần. Mặt dù đôi lần điều chỉnh giá nhưng nhìn chung xu hướng tăng vẫn chiếm ưu thế.

Một số trader có thể dự đoán rằng giá sẽ hình thành đáy mới nhưng sau đó vẫn tăng. Vậy vị trí đặt lệnh stop loss lý tưởng nhất lúc này là tại đáy liền kề về phía tay phải với đáy thấp nhất.

Bước 2: Tìm kiếm vị trí đặt lệnh chốt lời take profit phù hợp

Sau khi đã xác định xong điểm đặt lệnh stop loss, bạn cần tiếp tục chuyển sang bước tìm vị trí đặt lệnh take profit. Dựa vào hình minh họa với cặp giao dịch EUR / USD, lệnh chốt nên đặt tại vị trí trên kênh giá và cách một khoảng tương đương 440 pip.

Stop loss đặt tại đáy thứ hai về phía tay phải phòng tình huống giá giảm kéo theo tinh cá bị phá vỡ. Nếu chính thức bị phá vỡ, thu hướng tăng chính thức có hiệu lực.

Bước 3: Tính toán tỷ lệ risk : reward

Ngoài việc xác định vị trí của lệnh stop loss và lệnh take profit, trader còn phải chú ý đến việc tính toán tỷ lệ risk : reward.

Trường hợp risk : reward không khả quan (ví dụ SL > TP), trader chưa nên đặt lệnh ngay mà hãy đợi cơ hội khác.

Trường risk : reward nằm trong mức chấp nhận được, trader có thể vào lệnh theo các vị trí đã xác định.

Đối với ví dụ về cặp giao dịch EUR / USD, tỷ lệ risk : reward lúc này là 100 : 440 = 1 : 4.4, mức tỷ lệ này khá lý tưởng.

Bước 4: Xác định khối lượng giao dịch

Giả sử trader còn 10.000 USD trong tài khoản giao dịch. Như vậy với mỗi lệnh, tỷ lệ thua lỗ chỉ nên ở mức 1%, tương ứng giá trị 100 USD. Như vậy, lệnh mua EUR / USD với stop loss bằng 1, khối lượng giao dịch lý tưởng nên là 0.1 lot.

Bước 5: Tiến hành vào lệnh

Khi đã thực hiện đầy đủ các bước tính toán bạn hãy chuyển sang khâu đặt lệnh. Bước cuối cùng này tương đối đơn giản vì mọi thiết lập phức tạp nhất đều thực hiện hết trước đó rồi.

Cách đặt lệnh stop loss trên sàn Binance và Bittrex

Không chỉ với giao dịch ngoại hối mà khi mua bán tiền điện tử trader cũng có thể thiết lập lệnh cắt lỗ. Ở phần này, Coindientu sẽ tiếp tục hướng dẫn bạn đặt lệnh stop loss khi giao dịch tiền điện tử trên sàn Binance và Bittrex.

Cách đặt lệnh stop loss trên sàn Binance

Đặt lệnh stop loss trên sàn Binance
Đặt lệnh stop loss trên sàn Binance

Bước 1: Tiến hành chọn Stop – Limit. Tại đây, bạn cần nhập giá để khởi động lệnh stop loss tại khu vực ô Stop. Trong ô Limit, bạn tiếp tục nhập giá bán và nhập số lượng coin cần mua bán vào khu vực ô Amount.

Bước 2: Khi nhận thấy giá đồng tiền điện tử đã đạt đến mức giá dự đoán, lệnh stop – limit sẽ tự động được xử lý.

Bước 3: Limit có thể thực thi khi lệnh stop – limit đã thực hiện xong.

Cách đặt lệnh stop loss trên sàn Bittrex

Tìm đến mục Type và lựa chọn Conditional, thường thì hệ thống đã cài đặt mặc định Limit. Nếu cần đặt lệnh stop loss, bạn chỉ việc chọn vào phần Less than or Equal to. Sau đó, cập nhật giá Stop và giá Limit.

Quan điểm sai lầm về đặt lệnh stop loss

Thực tế không phải trader nào cũng có thói quen đặt lệnh stop loss. Chính bởi một vài quan điểm sai lầm đã khiến nhiều nhà giao dịch phải trả giá đắt.

Sai lầm thứ nhất: Đặt lệnh cắt lỗ dễ bị sàn quét

Nhiều trader vẫn giữ quan niệm rằng cho dù có đặt stop loss thì cũng bị sàn quét
Nhiều trader vẫn giữ quan niệm rằng cho dù có đặt stop loss thì cũng bị sàn quét

Không ít trader vẫn giữ quan niệm rằng cho dù có đặt stop loss thì cũng bị sàn quét. Thực tế, lệnh stop loss bị sàn môi giới quét vẫn xảy ra. Tuy nhiên, việc này chủ yếu diễn ra ở các sàn giao dịch không uy tín. Còn nếu như đã chọn lựa được một broker chuyên nghiệp, bạn hãy cứ yên tâm đặt lệnh.

Sai lầm thứ hai: Cứ đặt lệnh bằng tay cho chắc

Phần lớn trader vẫn giữ thói quen đặt lệnh thủ công khi thị trường xuất hiện diễn biến xấu. Tuy nhiên đặt lệnh theo cách này không hề dễ vì trader luôn phải theo dõi sát tình hình thị trường. Hơn nữa, trader còn rất dễ bị yếu tố tâm lý chi phối ảnh hưởng đến quá trình cắt lỗ.

Phần lớn trader vẫn giữ thói quen đặt lệnh thủ công khi thị trường xuất hiện diễn biến xấu
Phần lớn trader vẫn giữ thói quen đặt lệnh thủ công khi thị trường xuất hiện diễn biến xấu

Không phủ nhận việc đặt lệnh thủ công có thể giúp trader nâng cao khả năng đoán định thị trường. Tuy nhiên việc này hơi mất thời gian mà chưa chắc đã mang lại hiệu quả.

Lưu ý khi đặt lệnh cắt lỗ

Ngoài nắm rõ cách đặt lệnh cắt lỗ, mỗi trader còn ghi nhớ một vài lưu ý như không đặt lệnh quá gần hoặc quá xa, thời điểm dời thả lệnh.

Không nên đặt lệnh quá gần

Thói quen đặt lệnh cắt lỗ quá gần là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trader đã thua lỗ lại càng thua lỗ nhiều hơn. Thậm chí nhiều trader ngay khi vừa cắt lỗ xong đã lập tức quay lại chốt lời luôn.

Trader không nên đặt lệnh cắt lỗ quá gần
Trader không nên đặt lệnh cắt lỗ quá gần

Thị trường thường xuyên biến động lên xuống hình thành nhiều đợt sóng giá. Đặt chốt lỗ ở vị trí quá gần không phải khi nào cũng mang lại hiệu quả, đôi lúc nó lại khiến trader thua lỗ nhiều hơn.

Lệnh cắt lỗ stop loss nên đặt ở khoảng cách vừa đủ để tạo không gian cho các đợt sóng. Chúng luôn dao động trước khi giá dịch chuyển đến khu vực chốt lời.

Không đặt lệnh quá xa

Lệnh cắt lỗ đặt quá xa nguy hiểm không kém khi bạn đặt lệnh quá gần. Khi lệnh đặt ở vị trí xa dễ làm trader thua lỗ nặng nề hơn sau mỗi lần chạm stop loss. Việc thiết lập lệnh ở khoảng cách quá xa vô tình làm trader khó xác định mức risk : reward. Trường tỷ lệ này không đủ lý tưởng, cơ hội thu về lợi nhuận sẽ cực thấp.

Rời và thả stop loss không đúng thời điểm

Nếu như mới làm quen với cách đặt lệnh stop loss, nhiều trader thường có thói quen dịch chuyển lệnh cực xa, thậm chí đôi khi họ còn thả lệnh. Chính hành động thả lệnh như vậy đã làm kế hoạch đặt lệnh cắt lỗ đổ sông đổ bể.

Hãy rời và thả lệnh cắt lỗ đúng thời điểm
Hãy rời và thả lệnh cắt lỗ đúng thời điểm

Vậy làm thế nào để không mắc phải sai lầm này? Nếu như bạn có một lệnh mua vào tại vị trí A, đồng thời đặt cắt lỗ tại B, kịch bản giá về B chưa hẳn đã chắc chắn. Trường hợp giá dịch chuyển đến điểm cắt lỗ cũng có khả năng không trở thành sự thật.

Việc thiết lập sai lệnh cắt lỗ thường đến từ 2 nguyên nhân chính. Cụ thể:

  • Trader chưa có kỹ năng giao dịch tốt nên chưa thể xác định chính xác vị trí vào lệnh stop loss phù hợp nhất.
  • Trader không biết cách kiểm soát tâm lý trong quá trình giao dịch dẫn đến hành động đặt lệnh không tuân thủ theo kế hoạch đã định.

Nếu khắc phục 2 yếu điểm trên, bạn rèn luyện kỹ năng giao dịch và tìm kiếm điểm đặt lệnh. Đồng thời hãy cố gắng giữ cho vững tâm lý trước biến động thị trường.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ phần chia sẻ hướng dẫn cách đặt lệnh stop loss. Điểm mấu chốt khi đặt lệnh cắt lỗ chính xác chính xác vị trí vào lệnh lý tưởng nhất.

 

 

Rate this post

Viết một bình luận